Giá dầu giữ ở mức cao sau khi chạm mức đỉnh trong hơn 4 năm

Phía Saudi Arabia đã buộc phải phản ứng khi giá dầu cao, vốn tác động mạnh đến người tiêu dùng. 

Ảnh: MarketWatch

Phiên giao dịch ngày thứ Ba, giá dầu tăng trong một phiên đầy biến động, nhà đầu tư phân vân về khả năng nguồn cung toàn cầu sẽ vẫn bị hạn chế trong khi hoạt động sản xuất dầu tại Libya và Canada bị gián đoạn còn sản xuất dầu tại Saudi Arabia và Nga được kỳ vọng sẽ tăng lên.

Giới đầu tư cũng dự báo nhiều hơn về khả năng số liệu từ phía Mỹ chuẩn bị được công bố sẽ cho thấy dự trữ dầu thô tại Mỹ tiếp tục giảm.

Trên thị trường New York, chốt phiên giao dịch ngày thứ Ba, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao kỳ hạn tháng 8/2018 tăng 20 cent tương đương 0,3% lên 74,14USD/thùng.

Đầu ngày thứ Ba, giá dầu giảm sâu từ mức cao 75USD/thùng trong vòng chỉ chưa đến nửa tiếng đồng hồ, nhiều chuyên gia phân tích chỉ ra nguyên nhân nằm chính ở việc sản lượng được kỳ vọng sẽ tăng. Mức 75USD/thùng được cho là cao nhất từ năm 2014.

Tại thị trường London, giá dầu Brent giao kỳ hạn tháng 9/2018 tăng 46 cent tương đương 0,6% lên 77,76USD/thùng, trong phiên giao dịch đã có lúc giá dầu chạm mức 78,55USD/thùng.

Trong ngày thứ Tư, giao dịch trên các sàn sẽ nghỉ.

Theo một báo cáo được Bloomberg được công bố và được chuyên gia tại Banyan Hill, ông Matt Badiali trích dẫn, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã và đang bàn đến việc nâng sản lượng.

Abu Dhabi cho biết hãng đang cố gắng nâng sản lượng theo thỏa thuận được thông qua vào tháng trước giữa OPEC và các nước đồng minh. Một báo cáo khác cho thấy Saudi Arabia đã xác nhận sẵn sàng sử dụng dự trữ dầu thừa để đảm bảo cân bằng của thị trường.

Hiện nay, giới chuyên gia phân tích vẫn chia rẽ về việc Saudi Arabia có thể còn bao nhiều dầu thừa để bù đắp cho thị trường, một số chuyên gia cho rằng Saudi Arabia có thể tăng xuất khẩu bằng xả kho sau đó tăng sản lượng trên thị trường.

Saudi Arabia đã đều đặn nâng sản lượng trong khoảng 3 tháng gần đây thêm khoảng 600 nghìn thùng dầu/ngày, sản lượng xuất khẩu trung bình mỗi ngày trong tháng 6/2018 của nước này ước đạt khoảng 7,5 triệu thùng dầu – mức cao nhất tính từ đầu năm 2017.

Phía Saudi Arabia đã buộc phải phản ứng khi giá dầu cao, vốn tác động mạnh đến người tiêu dùng. Tổng thống Donald Trump đã kêu gọi quốc gia Trung Đông này đẩy mạnh tăng sản lượng. Nga đã tăng sản lượng thêm khoảng 100 nghìn thùng dầu/ngày.

Trưởng bộ phận nghiên cứu về thị trường năng lượng tại ngân hàng Barclays, ông Michael Cohen, nhận xét: “Giờ đây, thị trường đang mắc kẹt giữa hai lực tác động. Phía bên nguồn cung, sự gián đoạn sẽ giúp cho giá dầu tăng; thế nhưng nhìn từ phía cầu, rủi ro bảo hộ thương mại tăng sẽ tác động xấu đến giá dầu và nhiều loại hàng hóa khác”.

Nguồn tin: Bizlive.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Gazprom đầu tư 1,2 tỷ USD khai thác khí đốt tại Bolivia

 
Tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga ngày 14/6 đã ký một thỏa thuận với Chính phủ Bolivia về việc đầu tư 1,2 tỷ USD để khai thác mỏ khí đốt Vitiacua ở bang Chuquisaca, Đông Nam Bolivia..

Petrolimex sẽ bán 20 triệu cổ phiếu quỹ ra thị trường

Petrolimex sẽ bán 20 triệu cổ phiếu quỹ ra thị trường trong thời gian tới đồng thời đặt mục tiêu vào VN30 trong tháng 7. 
Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2017 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Pet..

Áp thuế xăng 8.000 đồng/lít sẽ gây xung đột lợi ích

   Theo nhìn nhận của các chuyên gia kinh tế, việc tăng thuế môi trường đối với xăng dầu sẽ khiến dư luận bức xúc vì lợi ích doanh nghiệp, người tiêu ..

Xuất khẩu nhiên liệu của Trung Quốc giảm mạnh

Xuất khẩu xăng và dầu diesel của Trung Quốc sụt giảm mạnh trong nửa đầu năm 2022, theo dữ liệu hải quan công bố vào thứ Hai, khi các nhà chức trách Trung Quốc tiếp tục thực hiện giảm doanh số bán nhiên liệu ra nước ngoài và phân bổ hạn ngạch xuất khẩ..