Đồng đô la Mỹ giảm gần 3% kể từ đầu tháng 3/2017; Barclays dự kiến sản lượng dầu thô Mỹ năm 2017 sẽ đạt mức cao kỷ lục.
Giá dầu thô tăng ngày thứ ba (28/3), được hậu thuẫn bởi đồng đô la Mỹ suy giảm. Tuy nhiên, giá dầu thô tiếp tục chịu áp lực giảm bởi sản lượng dầu thô Mỹ tăng và sự không chắc chắn, liệu OPEC cắt giảm nguồn cung có đủ để tái cân bằng thị trường.
Giá dầu thô Brent kỳ hạn giao trước tháng, hợp đồng benchmark tăng 20 cent, so với mức đóng cửa 50,95 USD/thùng.
Giá dầu thô WTI kỳ hạn tại Mỹ tăng 24 cent, lên 47,97 USD/thùng.
Các thương nhân cho biết, giá dầu thô kỳ hạn được hậu thuẫn từ đồng đô la Mỹ suy yếu.
Đồng bạc xanh giảm 2,9% về trị giá so với 1 giỏ tiền tệ chủ chốt khác kể từ mức đỉnh điểm tháng 3, do nghi ngờ về khả năng của Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy chương trình nghị sự kinh tế của ông.
Khi đồng đô la Mỹ suy yếu, nhiều thương nhân đã rút tiền từ Sở giao dịch ngoại hối và mua hàng hóa kỳ hạn như vàng hoặc dầu thô. Một đồng đô la Mỹ suy yếu cũng khiến giá dầu rẻ hơn đối với các quốc gia sử dụng tiền tệ khác, có khả năng thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu.
“Giá dầu thô ở mức hỗ trợ 50 USD/thùng đối với dầu Brent và hồi phục từ mức đó”, Sukrit Vijayakar, giám đốc công ty tư vấn năng lượng Trifecta cho biết.
Các yếu tố physical duy trì yếu, tuy nhiên sản lượng dầu thô Mỹ tăng, làm xói mòn nỗ lực cắt giảm sản lượng bởi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), để hạn chế dư cung nhiên liệu toàn cầu và hỗ trợ giá.
“Chúng tôi dự báo, sản lượng dầu thô Mỹ sẽ đạt mức cao nhiều thập kỷ vào tháng 12/2017, trong đó mức cao kỷ lục đạt được trong năm 1970”, Barclays cho biết.
Sản lượng dầu thô Mỹ tăng 8,3% kể từ giữa năm 2016, lên 9,13 triệu thùng/ngày (bpd). Sản lượng đạt 9,7 triệu bpd trong tháng 4/2015, mức cao nhất kể từ tháng 5/1971.
Sản lượng và dự trữ gia tăng đã khiến giá dầu thô WTI Mỹ rẻ hơn nhiều so với dầu Brent, đồng thời được hỗ trợ ở mức trên 50 USD/thùng bởi OPEC cắt giảm sản lượng.
Nguồn tin: Vinanet
Trả lời