Giá dầu lập đỉnh, Nga hưởng lợi kép, bẻ ngoặt cấm vận

Hiệu ứng tích cực từ giá dầu thô giúp chính phủ Nga dễ dàng hơn trong việc bẻ ngoặt gọng kìm cấm vận, khiến người Nga dường như không còn nhớ… 

Giá dầu tăng tới 23% trong nửa đầu năm 2018

Giá dầu thô thế giới có phiên tăng thứ tư liên tục vào ngày 29/6, khép lại tuần, tháng, quý và nửa đầu năm 2018 với mức tăng mạnh, đưa giá cả của loại “vàng đen” này lập đỉnh trong 3 hơn năm qua.

Tại Sở Giao dịch Hàng hóa New York (NYMEX), giá dầu WTI giao tháng 8/2018 tăng 70 cent/thùng, tăng gần 1%, chốt ở mức 74,15 USD/thùng – một mức đỉnh mới kể từ cuối tháng 11/2014.

Như vậy, giá dầu WTI đã tăng 8% trong tuần cuối, tăng 11% trong tháng 6/2018 và tăng 14% trong quý II/2018.

Tính chung trong nửa đầu năm 2018, giá dầu WTI đã tăng tới 23%.

Giá dầu thô liên tục lập đỉnh

Còn tại thị trường London, thúc phiên giao dịch ngày 29/6 vừa qua, giá dầu Brent giao tháng 8/2018 có mức tăng tới 1,62 USD/thùng, tăng gần 2,1%, đạt mức giá 79,23 USD/thùng.

Theo giới chuyên gia về tài chính và dầu mỏ thì một loạt yếu tố, bao gồm nỗ lực của Nga và OPEC, dự báo nhu cầu tăng và nguồn cung thắt chặt đã “hợp lực” đưa giá dầu đi lên và lập đỉnh.

Trước hết, nỗ lực cắt giảm sản lượng mà OPEC và Nga thực hiện từ đầu năm 2017 đến nay để hỗ trợ giá dầu đã phát huy tác dụng mạnh, thậm chí tuần trước, OPEC và Nga nhất trí tăng sản lượng trở lại nhưng giá dầu vẫn tăng.

Bên cạnh đó số liệu thống kê cho thấy lượng dầu tồn kho giảm mạnh, nhất là Mỹ. Số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ công bố tồn kho dầu thô nước này giảm 9,9 triệu thùng/tuần kết thúc ngày 22/6, mức giảm mạnh nhất từ đầu năm.

Ngày 28/6, Công ty dịch vụ mỏ dầu Baker Hughes còn cho biết số giàn khoan dầu hoạt động ở Mỹ đã giảm 4 giàn trong tuần, còn 858 giàn. Đây là tuần thứ hai số giàn khoan dầu hoạt động ở Mỹ giảm.

Ngoài ra, thị trường dầu mỏ cũng đang phản ứng trước lời cảnh báo mà chính quyền Tổng thống Trump đưa ra trong tuần trước về việc sẽ trừng phạt các quốc gia không giảm nhập khẩu dầu từ Iran về 0 trước ngày 4/11.

Trong khi Iran hiện đang xuất khẩu khoảng 2,4 triệu thùng dầu/ngày. Vì vậy, thông tin là Tổng thống Trump được cho là đề nghị Quốc vương Ả-rập Saudi tăng sản lượng thêm 2 triệu thùng/ngày, cũng không khiến giá dầu thô có thể giảm.

Đó là chưa kể Riyadh được cho là không dễ chấp nhận lời đề nghị của Washington, bởi chỉ trong 3 năm tài khoá từ 2015 đến 2017, Ả-rập Saudi đã thiệt hại tới hơn 500 tỷ USD vì giá dầu thô giảm. Vì vậy, giá dầu vẫn sẽ theo đà tăng.

Xin nhắc lại là sau khi chạm đáy lịch sử vào ngày 18/1/2016, giá dầu thô đã phục hồi và liên tục tăng ổn định trong thời gian qua, nhất là trong giai đoạn từ cuối năm 2016 đến cuối năm 2017.

Xu thế cung-cầu vẫn chưa làm giảm đà tăng giá dầu

Nếu ngày 13/11/2016, giá dầu Brent là 44,75 USD/thùng và giá dầu WTI là 43,41 USD/thùng, thì ngày 28/11/2017́ dầu Brent đạt 63,73 USD/thùng và dầu WTI đạt 57,87 USD/thùng. Ngày 29/6/2018 đã là 79,23 USD/thùng và 74,15 USD/thùng.

Giá dầu tăng, Nga hưởng lợi kép, dần quên cấm vận của Mỹ và phương Tây

Có thể thấy rằng, giá dầu thô liên tục tăng và lập nhiều đỉnh mới, thì Nga là một trong những nền kinh tế được hưởng lợi nhiều nhất, dù Nga đã cùng với OPEC thực hiện kế hoạch cắt giảm sản lượng.

Mặc dù với cơ cấu mới, nền kinh tế Nga đã giảm phụ thuộc vào nguồn thu từ khai thác dầu thô, song thực tế Nga vẫn là quốc gia có lượng xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới, vì vậy lợi ích có được từ dầu thô tăng nhanh tỷ lệ với giá dầu tăng.

Theo luật ngân sách mới của Nga trong giai đoạn 2018-2020, nguồn thu từ dầu thô chỉ được tính theo mức giá 40 USD/thùng, phần thu ở trên mức này sẽ được đưa vào quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia.

Tháng 12/2017, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết, chính phủ Nga dự kiến sẽ chi khoảng 35 tỷ USD để mua ngoại tệ trong năm 2018, nếu giá dầu thô đạt mức 54 USD/thùng. Tuy nhiên, ngày 19/1/2018, giá dầu đã là 68,62 USD/thùng.

Giá dầu thô tăng cao, khiến đó Bộ Tài chính Nga đã phải thay đổi dự toán về số tiền chênh lệch thu từ việc bán dầu thô ở mức trên 40 USD/thùng, điều chỉnh tăng từ 35,0 tỷ USD lên 43, 8 tỷ USD trong năm 2018.

Tuy nhiên, với giá dầu ngày 29/6/2018 đạt đỉnh là 79,23 USD/thùng, thì có lẽ bộ Tài chính Nga lại phải tiếp tục đều chính mức thu từ bán dầu thô trên giá 40 USD/thùng lên một mức mới. Mà theo tính toán thì có thể lên tới sấp xỉ 60 tỷ USD.

Điều này giúp cho quỹ dự trữ ngoại hối của Nga sẽ có thể vượt trên 500 tỷ USD ngay trong năm 2018, tạo ra một mức đệm rất an toàn cho nền kinh tế Nga trong bối cảnh Mỹ và phương Tây vẫn gia tăng và gia hạn cấm vận Nga.

Trong khi đó, nếu như các quốc gia OPEC bị thiệt hại phần nào vì phải cắt giảm sàn lượng thì Nga lại dường như miễn nhiễm yếu tố này, cho dù Nga cũng cắt giảm sản lượng khai thác của mình. Điều đó là nhờ hái quả ngọt ở Libya.

Nga lợi đơn lợi kép khi dầu thô tăng giá, giúp Moscow bẻ ngoặt gọng kìm cấm vận

Ngày 10/7/2017, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya Mustafa Sanalla từng cho biết, Tập đoàn dầu mỏ Rosneft của Nga khi đó đã bắt đầu khai thác dầu tại Libya, theo Reuters.

Trong khi Libya là một trong 2 quốc gia thuộc thành viên OPEC được miễn cắt giảm sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu thô vì ảnh hưởng của nội chiến. Đây là một lợi điểm mà Libya đã lãng phí và dường như Nga đã không bỏ lỡ cơ hội này.

Bởi khi được hỏi liệu Rosneft có tận dụng cơ hội của Libya được miễn trừ cắt giảm sản lượng, để gia tăng khai thác hay không, Chủ tịch Sanalla đã trả lời : “Có. Họ bắt đầu làm điều đó bằng việc liên tục gia tăng sản lượng”.

Nguồn tin: baodatviet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Kịch bản “không thỏa thuận thương mại” gây sức ép mạnh mẽ lên giá dầu

Các tin tức thị trường tài chính gần đây đã bị chi phối bởi những câu chuyện về sự sụt giảm của lãi suất toàn cầu. Và vì lý do tốt. Lợi suất trái phiếu chính phủ..

Xuất khẩu dầu mỏ của Venezuela sang Mỹ phục hồi trong tháng 1 | Hoanghungpetro.com.vn

 
Theo số liệu của Thomson Reuters xuất khẩu dầu thô của Venezuela sang Mỹ tăng 21% trong tháng 1 so với tháng 12/2017, nhưng thấp hơn nhiều so với mức của năm trước.
Sự sụt giảm sản lượng của quốc gia Nam Mỹ này đ..

Malaysia đồng ý cắt giảm sản lượng dầu mỏ cho đến năm 2018 để giúp ổn định giá dầu

Malaysia sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng dầu mỏ cho đến hết năm 2018, phù hợp với cam kết của họ để giảm nguồn cung toàn cầu như một phần của thỏa thuận giữa OPEC và các nhà sản xuất dầu mỏ toàn cầu khác..

Tổng thư ký OPEC: Thị trường dầu mỏ thế giới sẽ cân bằng trong năm nay | Hoanghungpetro.com.vn

Tổng thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Mohammad Barkindo nhận định năm 2018 sẽ chứng kiến sự tái cân bằng cung – cầu trên thị trường “vàng đen” thế giới. 
Thị trường dầu mỏ thế giới sẽ c