Giá dầu Mỹ giảm do OPEC và Nga chuẩn bị nới lỏng thỏa thuận giảm sản lượng

Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/5, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tiếp tục giảm hơn 1 USD trong bối cảnh Ả Rập Saudi và Nga đang cân nhắc gia tăng sản lượng sau hơn 1 năm cắt giảm sản lượng nhằm hạn chế tình trạng dư cung toàn cầu. 

Chốt phiên giao dịch ngày 29/5, giá dầu WTI giao tháng 7/2018 đã giảm 1,15 USD xuống 66,73 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent giao cùng kỳ hạn lại tăng 0,09 USD lên 75,39 USD/thùng.

Ả Rập Saudi và Nga đã thảo luận việc tăng sản lượng dầu của các thành viên trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) thêm 1 triệu thùng/ngày để bù đắp khả năng thiếu hụt nguồn cung từ Iran và Venezuela.

Giá dầu ngọt nhẹ WTI giảm hơn 1 USD trong ngày 29/5.

Giá “vàng đen” giảm mạnh trong tuần trước sau khi có tin OPEC và Nga đang thảo luận kế hoạch nâng sản lượng lần đầu tiên kể từ 2016.

OPEC và một số nước sản xuất dầu chủ chốt khác, dẫn đầu là Nga, bắt đầu thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng kể từ tháng 1/2017 nhằm giải quyết tình trạng dư cung dầu trên toàn cầu, vốn kéo giá giảm xuống mức đáy trong nhiều năm. Nhờ đó, tồn kho dầu trên thế giới đang tiến sát mục tiêu của OPEC và giá dầu trong những tuần gần đây chạm ngưỡng hơn 80 USD, mức đỉnh trong hơn 3 năm.

Trước triển vọng sản lượng gia tăng, giá dầu thô có chiều hướng đi xuống trong những phiên gần đây, tuy nhiên giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ đang giảm mạnh hơn so với giá dầu Brent. Điều này khá bất ngờ do dầu Brent dễ bị ảnh hưởng hơn từ việc Ả Rập Saudi và Nga nâng sản lượng khai thác.

Phil Flynn, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại Price Futures Group, cho rằng với diễn biến của giá dầu Brent, dường như nguồn cung đang bị thắt chặt ở châu Âu, và chịu tác động từ việc xuất khẩu dầu từ Iran giảm.

Hồi đầu tháng này Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran đạt được năm 2015 và tái áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế lên Tehran.

Theo chuyên gia Flynn, giá dầu WTI chịu áp lực do thị trường lo ngại về bất ổn chính trị tại Italia và khả năng nhu cầu dầu ở châu Âu suy giảm.

Trong khi đó, việc tăng sản lượng dầu thô của Mỹ cũng gây áp lực lên thị trường. Số giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ tăng thêm 15 chiếc lên tổng số 859 chiếc trong tuần trước. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ tuần kết thúc 9/2.

Nguồn tin: kinhtedothi.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Nguy cơ địa chính trị tăng lên trong thị trường dầu

 
Các thị trường dầu đã quá quan tâm mối đe dọa lớn đối với nhu cầu toàn cầu từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc trong tuần này, thay vào đó nên chuyển trọng tâm sang Trung Đ..

Mỹ có thể sẽ thất bại trong việc cắt đứt hoàn toàn xuất khẩu dầu của Iran – nhưng đó có thể là tin tốt cho Trump

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH
Trump có thời gian đến ngày 2 tháng 5 để quyết định có nên ban hành miễn trừ mới cho tám chính phủ mà vào vào tháng 11 năm ngoái được p..

Nguồn thu thuế nhập khẩu xăng dầu sẽ chỉ còn khoảng 10,3 nghìn tỷ đồng

Theo tính toán của Bộ Tài chính, trong năm 2018, số thu thuế từ hoạt động nhập khẩu xăng dầu sẽ chỉ còn khoảng 10,3 nghìn tỷ đồng (giảm khoảng 42,7 nghìn tỷ đồng so với năm 2015). Những năm gần đ

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ gây thiệt hại cho các công ty khai thác dầu đá phiến

Tổng thống Trump đã trở lại với chiến dịch có tên gọi là Thuế quan, với tuyên bố ông đang xem xét việc áp mức thuế 10% cho hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD. Tuy nhi