Giá dầu tăng mạnh do căng thẳng chính trị tại Trung Đông nóng trở lại

Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/4, giá dầu quay đầu leo dốc do thị trường gia tăng lo ngại Mỹ có thể sẽ áp đặt cấm vận trở lại đối với Iran trong hoặc trước 12/5 khiến nguồn cung dầu có thể bị gián đoạn. 

Cụ thể, kết thúc phiên 23/4, giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao tháng 6 đóng cửa tăng 24 xu Mỹ, tương đương gần 0,4%, lên mức 68,64 USD/thùng tại thị trường New York dù trước đó trong phiên lùi về 67,14 USD/thùng.

Trước đó, trong phiên giao dịch, giá dầu WTI giảm do đồng bạc xanh tăng giá và thông tin số lượng giàn khoan tại Mỹ tăng trong tuần trước, dấu hiệu dự báo sản lượng của nước này sẽ còn tăng.

Phục hồi từ mức đáy ở đầu phiên với 73,13 USD/thùng, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 6 tăng 65 xu Mỹ, tương đương 0,9%, lên mức 74,71 USD/thùng tại thị trường London.

Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh ngày 23/4 nói rằng sẽ không cần phải gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất dầu chủ chốt khác nếu giá dầu vẫn tiếp tục tăng, trang tin SHANA cho biết.

Giá dầu quay đầu phục hồi mạnh trong phiên 23/4.

OPEC cùng với các nhà xuất dầu lớn khác, dẫn đầu là Nga đã thực hiện thỏa thuận cắt giảm 1,8 triệu thùng/ngày để hạn chế nguồn cung toàn cầu để đẩy giá dầu đi lên. Hiệp ước này sẽ kéo dài đến cuối năm 2018. Gene McGillian, phó chủ tịch nghiên cứu tại Tradition Energy cho biết: “Chúng tôi tiếp tục theo dõi xem liệu thị trường dầu toàn cầu có tiếp tục thắt chặt hay không”.

Tuy nhiên, thị trường năng lượng vẫn nhận được sự hỗ trợ quay đầu phục hồi ở cuối phiên do giới đầu tư lo ngại Mỹ nhiều khả năng sẽ áp đặt cấm vận trở lại đối với Iran và tình hình căng thẳng tại Ả Rập Saudi.

Các chuyên gia tại Société Générale nhận định Mỹ nhiều khả năng sẽ áp đặt cấm vận trở lại đối với Iran trong hoặc trước 12/5, thời hạn mà chính quyền Mỹ sẽ quyết định có tiếp tục tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran không. Các chuyên gia phân tích đánh giá có đến 70% khả năng Mỹ sẽ cấm vận Iran.

Tờ Al Jazeera đưa tin, Saleh al-Sammad, thủ lĩnh của phiến quân Houthi tại Yemen đã thiệt mạng trong một cuộc không kích do Ả Rập Saudi tiến hành.

Tyler Richey, đồng chủ biên tờ Sevens Report, cho biết, căng thẳng giữa phiến quân Houthi và chính phủ Ả Rập Saudi đã hỗ trợ giá dầu kỳ hạn trong vòng 2 tuần qua, mặc dù xung đột tại Syria chiếm nhiều sự chú ý hơn. Thị trường dầu phản ứng bất cứ khi nào có tin tức liên quan đến Ả Rập Saudi và hành động quân sự.

Phản ứng trước chỉ trích của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng OPEC đẩy giá cao “một cách giả tạo”, các nước trong và ngoài khối này khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện thỏa thuận cắt giảm nguồn cung đến hết năm 2018. Bên cạnh đó, Ả Rập Saudi muốn đẩy giá dầu lên mức 80 hoặc thậm chí 100 USD/thùng.

Mặc dù tuyên bố của ông Trump có thể làm tăng lực chốt lời, nhưng điều này sẽ không kéo dài. “Điều OPEC nên lo ngại là giá dầu cao sẽ đẩy lạm phát tăng, và kéo theo lãi suất tăng”, Hussein Sayed, chiến lược gia thị trường trưởng tại FXTM, nhận định

Trong khi đó, Mỹ chỉ còn hạn chót đến 12/5 để quyết định có rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và đưa ra lệnh trừng phạt mới đối với Tehran hay không. Nếu Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào xuất khẩu dầu của Iran, khiến nguồn cung bị hạn chế.

Theo chuyên gia mảng thị trường quốc tế Kery Graig thuộc mảng quản lý của JPMorgan, giá nhiên liệu chịu áp lực tăng giá do các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới, gồm có Venezuela, Nga và Iran.

Nguồn tin: kinhtedothi.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Thận trọng với tăng thuế xăng dầu

Các chuyên gia kinh tế cho rằng không nên tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu để “cứu” ngân sách. Mức tăng 8.000 đồng/lít là quá cao, vượt mức chịu đựng của người d

OPEC cắt giảm dự báo nhu cầu dầu mỏ năm 2020 và cắt giảm triển vọng năm 2021 sau đại dịch | Hoanghungpetro.com.vn

 OPEC tiếp tục cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm nay với nguyên nhân do sự phục hồi yếu hơn dự kiến ​​ở Ấn Độ và các nước châu Á khác, đồng thời cảnh báo rủi ro vẫn

Giá dầu tăng mạnh do nổ đường ống dẫn dầu ở Libya

Giá dầu thô trên thế giới tăng mạnh vào hôm 26.12 ngay khi có báo cáo về một vụ nổ đường ống dẫn dầu ở Libya.
Việc gián đoạn nguồn cung có xu hướng đẩy giá dầu lên cao..

Đề xuất xoá sổ xăng RON 95: Giá cồn E100 ‘độc quyền’ trong nước đắt hơn nhập ngoại

Trước nỗi lo độc quyền nguyên liệu xăng sinh học, Chủ tịch Hiệp hội cho rằng: Không có vấn đề độc quyền E100 vì các công ty xăng dầu có quyền nhập khẩu E100, đầu năm nay đã có 3 lô h