Giá dầu tăng nhanh nhưng trong ngắn hạn

Giá dầu mỏ đang tăng nhanh trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia thị trường lại đưa ra dự báo rằng giá dầu có thể tăng nhưng “chỉ là tăng trong ngắn hạn”.

Thị trường dầu mỏ thế giới tuần qua ghi nhận mức tăng kỷ lục, vượt ngưỡng hơn 70 USD/thùng. Theo giới quan sát, vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, giá dầu thế giới rất có thể vượt ngưỡng 100 USD/thùng bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có việc gia tăng mâu thuẫn lợi ích của các cường quốc ở khu vực Trung Đông, khiến giới nghiên cứu thị trường và dư luận quan tâm. 

Dự báo giá dầu tăng nhưng trong ngắn hạn. (Ảnh: Reuters)

Giá tăng nhanh vượt dự báo

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần vừa qua, giá dầu Brent ở thị trường London tăng 0,8% lên mức 72,58 USD/thùng, còn giá dầu Tây Texas (WTI) ở thị trường New York tăng 0,5% lên mức 67,39 USD/thùng. Đó là chỉ số tăng giá nhanh nhất trong 2 tháng qua với mức tăng lần lượt là 8,2% và 8,6%, đang ở mức tăng 15% so với năm ngoái và là mức cao nhất trong hơn 3 năm qua.

Tuy nhiên, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 6 trên sàn Nymex lại giảm 66 xu (0,9%) còn 70,70 USD/thùng, sau khi chốt phiên ngày thứ 5 trước đó ở mức 71,36 USD/thùng – mức tăng cao nhất kể từ tháng 11/2014. Còn hợp đồng dầu Brent giao tháng 7 trên sàn London lại giảm 35 xu (0,5%) ở mức 77,12 USD/thùng, vẫn tăng 3% trong tuần.

Theo giới quan sát, đà tăng giá trong tuần qua của các hợp đồng dầu thô tương lai đã thúc đẩy hi vọng mới trên thị trường dầu mỏ rằng, dầu Brent có thể một lần nữa đạt ngưỡng 100 USD/thùng – mức cao chưa từng thấy kể từ cuối năm 2014.

Được biết, trước đó Bank of America đã dự báo mức mục tiêu của giá dầu Brent là 90 USD/thùng vào quý II/2019, đồng thời lưu ý giá dầu có thể vọt lên mốc 100 USD/thùng trong năm tới (2019).

Nguy cơ giảm nguồn cung

Tình hình địa chính trị Trung Đông được coi là tác nhân đầu tiên làm cho giá dầu tăng, bởi Trung Đông là nơi cung cấp 50% nguồn cung dầu toàn cầu. Trung Đông “nóng lên” kể từ khi Mỹ và các đồng minh đe dọa và thực hành tấn công Syria.

Ngày 11/4, lực lượng phòng không Ả rập Saudi bắn chặn 3 tên lửa đạn đạo của phiến quân Hồi giáo Houthi từ nước láng giềng Yemen nhằm vào các thành phố của nước này bao gồm thủ đô Riyadh và thành phố Jizan, nơi tập đoàn dầu khí Saudi Aramco đang vận hành một nhà máy lọc dầu có công suất 400.000 thùng/ngày.

Đỉnh điểm của sự quan ngại là ngày 14/4, các chiến hạm và máy bay Mỹ, Anh, Pháp đồng loạt phóng hơn 100 tên lửa vào 3 địa điểm của Syria bao gồm một kho được cho là cất giấu vũ khí hóa học, một trung tâm nghiên cứu khoa học và một cơ sở quân sự.

Hiện nay thị trường đang dồn sự chú ý vào các phản ứng của LB Nga, nước đồng minh đang hỗ trợ chính phủ Syria chống lại phe nổi dậy. Mặc dù Nga trước đó đã cảnh báo sẽ đánh chặn tên lửa Mỹ đồng thời có thể tấn công máy bay Mỹ bắn những tên lửa này. Tuy nhiên, Mỹ đã chọn lựa các mục tiêu “giảm thiểu nguy cơ dính đến các lực lượng Nga” ở Syria.

Syria không phải là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhưng một cuộc xung đột quân sự ở Trung Đông, lôi kéo sự tham gia của Nga và Iran, hai cường quốc dầu mỏ đồng thời là đồng minh của Syria, khiến sự tác động đến thị trường dầu mỏ toàn cầu là khó tránh.

Ngày 13/4, Anish Kapadia, người sáng lập công ty năng lương Akap Energy, dự báo giá dầu có thể tăng lên mức hơn 100 USD thùng nếu các căng thẳng ở Trung Đông thực sự bùng phát.

Cách đây 6 tháng, nhiều tổ chức nghiên cứu thị trường chỉ dự báo giá dầu tương lai sẽ tăng lên mức 70 USD/thùng nhưng giờ đây các điểm nóng tăng nhiệt, khiến giá dầu có thể lên hơn 100 USD/thùng, thậm chí vào cuối năm nay.

Mỹ rút khỏi JCPOA (thỏa thuận hạt nhân giữa Iran với nhóm P5 1) và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran cũng là tác nhân khiến giá dầu sẽ tăng thêm khoảng 7 USD/thùng so với hiện nay, bởi lượng dầu xuất khẩu của Iran có thể sụt giảm vài trăm thùng mỗi ngày.

Cuộc khủng khoảng tại Venezuela cũng tác động không nhỏ làm tăng giá dầu mỏ, bởi ngành công nghiệp dầu khí của nước này đang “lụi tàn” khiến nguy cơ xuất khẩu dầu mỏ của Venezuela bị giảm sút góp phần thúc đẩy giá dầu Brent lên ngưỡng 100 USD/thùng trong năm 2019 – mức cao nhất từ năm 2014.

Ngoài ra còn phải kể đến đó là thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác dầu giữa OPEC và các nước xuất khẩu ngoài tổ chức này cũng sắp hết hạn, càng củng cố thêm lập luận cho rằng ngưỡng giá 100 USD/thùng là khả năng thực tế.

Tăng trong ngắn hạn

Giới chuyên gia dự báo cho rằng, giá dầu tuy có thể chạm ngưỡng 100 USD/thùng, thậm chí hơn, nhưng khó duy trì mức giá này trong trung hạn bởi các lý do sau:

(1) Sản lượng dầu đá phiến tại Mỹ sẽ tăng. Theo giới quan sát, những người tham gia thị trường dầu mỏ cũng thấy những dấu hiệu về đà leo dốc của sản lượng dầu thô tại Mỹ. Theo đó, số giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ đã tăng lên 10 giàn, đạt mức 844 giàn trong tuần, đồng thời cũng ghi nhận 6 tuần tăng liên tiếp. Cũng theo giới phân tích thị trường, thì mức giá 70 USD/thùng đã thu hút mạnh các nhà đầu tư dầu đá phiến ở Mỹ phục hồi trở lại.

(2) Kinh tế các nước OPEC tiếp tục phục hồi. Các chuyên gia phân tích tại Commerzbank cho biết mức giá dầu thô hiện tại cho thấy Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) hiện đang lấy lại sức mạnh giá, vốn đã mất sau sự bùng nổ sản lượng dầu đá phiến tại Mỹ khiến giá dầu lao dốc trong hơn 3 năm trước.

(3) Việc EU phản đối quyết định của ông D. Trump. Động thái rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của ông D.Trump mở đường cho việc tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Iran. Dự báo rằng các lệnh trừng phạt sẽ tác động tiêu cực đến ngành công nghiệp dầu mỏ Iran và hạn chế nguồn cung toàn cầu, qua đó giúp hỗ trợ giá dầu.

Tuy nhiên, các nhà phân tích tại MUFG Bank cho biết, EU và một số nước khác quyết định gắn bó với JCPOA, lệnh trừng phạt của Mỹ có thể chỉ ảnh hưởng đến khoảng 350.000 thùng/ngày.

(4) Nguồn dự trữ tăng. Theo giới quan sát thị trường, hợp đồng xăng giao tháng 6 gần như đi ngang tại mức 2,189 USD/gallon, nhưng đã tăng lên 3,5% trong tuần qua. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 6 cũng gần như không thay đổi tại mức 2,222 USD/gallon. Tuần qua, hợp đồng này tăng 3,2%. Đây là tác nhân vừa gây ra sự tăng giá trong ngắn hạn, vừa góp phần ổn định nguồn cung trong trung và dài hạn.

(5) Khả năng điều chỉnh thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác. Trong khi các chuyên gia ngân hàng cho biết nền kinh tế thế giới đang tăng trưởng khả quan và tạo ra nhu cầu tiêu thụ dầu lớn hơn. Nhu cầu gia tăng giúp loại bỏ lượng dầu mỏ dư thừa trên thị trường toàn cầu, khiến OPEC có thể điều chỉnh mức cắt giảm sản lượng khai thác dầu đã cam kết trước đó.

(6) Một số yếu tố khác. Đó là khả năng điều chỉnh thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác dầu giữa OPEC và các nước đối tác, khi thỏa thuận này sẽ hết hiệu lực vào cuối năm nay, nhưng các chuyên gia của Bank of America cho rằng OPEC và Nga có nhiều khả năng sẽ tiếp tục hợp tác để ngăn giá dầu lao dốc và ổn định ở mức 70 – 80 USD/thùng.

Như vậy, những chuyển động địa chính trị trên thế giới, nhất là “điểm nóng” ở Trung Đông tăng nhiệt với nhiều tình tiết phức tạp, khiến giá dầu trên thị trường toàn cầu tăng vọt, vượt qua cả dự báo trước đó. Tuy nhiên, giới nghiên cứu và dư luận cho rằng, giá dầu ở mức 100 USD/thùng chỉ diễn ra trong ngắn hạn, bởi nhiều yếu tố thuận nghịch đan xen./.

Nguồn tin: cpv.org.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Các hãng dầu mỏ của Nga đồng ý việc loại bỏ dần thuế xuất khẩu dầu

Bộ Tài chính và Năng lượng Nga đã đồng ý với các công ty dầu mỏ sẽ bắt đầu cắt giảm thuế xuất khẩu dầu thô dần dần, để đưa nó từ mức 30% hiện tại xuống 0 trong sáu năm tới, nguồn tin..

Giá xăng dầu hôm nay 2/8: Dầu thô tiếp tục giảm mạnh | Hoanghungpetro.com.vn

Lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu yếu hơn trong bối cảnh lạm phát toàn cầu tăng cao, đà phục hồi sản xuất tại các nền kinh tế chậm hơn dự báo khiến giá dầu hôm nay tiếp đà đi xuống, dầu Brent tuột mốc 100 USD/thùng.
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 2/8/2..

OPEC, Nga bất đồng về với đá phiến Mỹ trước cuộc họp

Cuộc họp của OPEC vào tuần tới có thể là một sự thay đổi đối với thị trường năng lượng khi cartel này tìm cách mở rộng thỏa thuận để hạn chế sản xuất dầu chống lại sản lượng tăng của Mỹ.
OPEC dự kiến ​​mở rộ..

Nhập khẩu xăng dầu tăng 55% so cùng kỳ

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm, VN đã chi 1,4 tỉ USD nhập khẩu xăng dầu, tăng 55% so cùng kỳ năm trước. 
Ảnh minh họa
Đáng chú ý, các thị trường nhập khẩu xăng lớn củ..