Các nhà máy lọc dầu Châu Âu đã chứng kiến chi phí của họ sụt giảm cùng với giá dầu, điều này đã giúp củng cố vị thế cạnh tranh so với Bắc và Nam Mỹ, nhưng Châu Âu vẫn đang đi phía sau trong việc hạ chi phí so với các nhà máy lọc dầu ở bên kia bờ Đại Tây Dương.
Trước khi giá dầu sụp đổ năm 2014, các nhà máy lọc dầu ở Châu Âu đã có chi phí cao hơn nhiều so với những doanh nghiệp ở Châu Mỹ, vì giá dầu cao thường làm cho chênh lệch chi phí nới rộng giữa các khu vực, Stephen Wright, phó chủ tịch tại Solomon Associates, phát biểu tại Hội nghị Hiệp hội lọc dầu thế giới ở Athens tuần này.
“Giá dầu thô cao là một bất lợi lớn” cho các nhà máy lọc dầu Châu Âu, Wright phát biểu tại Hội nghị này, được Platts dẫn lời.
Thế nhưng, chi phí năng lượng vẫn là một phần lớn trong chi phí lọc dầu của Châu Âu- khoảng 50% chi phí lọc dầu, so với 28% tại các nhà máy Bắc và Nam Mỹ. Châu Âu đã và đang thúc đẩy tỷ lệ sử dụng lên và “dẫn tới sử dụng năng lượng tăng”.
Song, trong khi chi phí năng lượng có lẽ là thấp đối với các nhà máy lọc dầu Mỹ nhưng họ phải đối diện với chi phí nhân công và chi phí bảo trì cao hơn. Xét về chi phí nhân công, Đông Nam Á có một lợi thế hơn so với các khu vực khác. Ngoài ra, chi phí nhân công thấp hơn ở Trung và Nam Âu, so với Tây và Tây Bắc Âu, đã dẫn tới xu hướng các nhà máy lọc dầu tốt nhất ở Châu Âu chuyển từ Tây sang Trung và Nam Âu”, theo Wright.
Gần đây nhất, các nhà máy lọc dầu Châu Âu đã hưởng lợi từ những sự gián đoạn ở Mỹ do hậu quả của bão Harvey gây ra.
Mặt khác, theo Barclays, các nhà máy lọc dầu Mỹ- nhất là những nhà máy lọc dầu độc lập- sẽ hưởng lợi từ chênh lệch nới rộng giữa Brent/WTI, dự báo từ trung bình 4 USD vào năm 2018 và tăng lên khoảng 6 USD vào năm 2020 và 2021. PBF Energy và CVR Refining đã sẵn sàng tăng lợi nhuận từ chênh lệch rộng, trong khi hoạt động kinh doanh đa dạng của Phillips 66 có thể sẽ ảnh hưởng đến phân khúc nhà máy lọc dầu, Barclays nói.
Nguồn tin: xangdau.net
Trả lời