Giá dầu sẽ quay lại phạm vi 40s?

Cùng ngày OPEC tuyên bố sẽ mở rộng thảo thuận cắt giảm sản lượng đến cuối năm tới, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) thông báo rằng sản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng đáng kể 290.000 thùng/ngày từ mức của tháng 8.

Các trader dầu mỏ đã không chú ý thông tin này và thay vào đó đẩy giá dầu lên cao hơn. Xét cho cùng, đó là một tháng tăng đột biến, và sự tuân thủ giữa các thành viên OPEC và những nhà sản xuất đồng minh bên ngoài nhóm vẫn tiếp tục ở mức cao bất ngờ. Thỏa thuận này đã đưa dầu thô ra khỏi thị trường nhanh hơn các nhà sản xuất đã bổ sung dầu vào thị trường. Nhu cầu tăng cùng với nguồn cung giảm tương đương với giá cao hơn. Hợp đồng tương lai tăng cao với Brent (giá chốt ở London) vượt qua mức 62 USD/thùng với West Texas Intermediate (WTI, giá thiếp lập ở Cushing, Oklahoma) gần 60 USD/thùng.

Những trader này đã rất vui khi bỏ qua con số giàn khoan tăng tại Mỹ, và kết quả là có hơn 1000 giếng khoan ngang mới đang được phát triển – mức cao nhất kể từ tháng 3 năm 2015.

Tuy nhiên, cả ba nhà quan sát chính thức của thị trường dầu thô thế giới đã có một bất ngờ: ngay trước Giáng sinh, OPEC, EIA và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA, trụ sở tại Paris) tuyên bố rằng những giếng khoan mới này và mối quan tâm mới là kết quả giá dầu tăng cao hơn, sẽ kéo theo đà tăng vọt trong tháng 9 không có gì đáng chú ý: họ dự đoán rằng Mỹ sẽ bổ sung thêm một triệu thùng sản xuất mới trong năm tới, tăng gần 10% so với mức hiện tại. Nói một cách khác, cũng giống như OPEC và bạn bè của mình đang đưa dầu ra khỏi thị trường, ngành công nghiệp dầu mỏ đá phiến của Mỹ đang đưa nó trở lại.

Và đó là một món quả: OPEC cho đi và ngành coông nghiệp dầu Mỹ đón nhận.

Nó tồi tệ hơn cho OPEC. IEA nhìn thấy nguồn cung tăng lên nhanh chóng đến mức thời điểm kỳ diệu của “sự cân bằng” dường như xa hơn. Cơ quan này cho biết, với quy mô kinh tế vĩ mô, sẽ có 200.000 thùng dầu được thêm vào nguồn cung trong năm tới hơn sẽ được hấp thụ bởi nhu cầu thế giới ngày càng tăng. Điều này cho thấy sự cân bằng rất khó bắt kịp – khi mà cung thừa dầu thô giảm xuống mức trung bình 5 năm của nó là 3 nghìn tỷ thùng – xa ngoài tầm với.

Có ít nhất một phần của phương trình bị thiếu trong tính toán của các nhà tiên phong: Venezuela. Khi Nicolas Maduro đang phá hủy khả năng sản xuất của công ty dầu mỏ của nước này, nó đã lấy đi hơn một triệu thùng mỗi ngày khỏi thị trường. Nhưng một khi Maduro ra đi, quản lý mới sẽ không lãng phí thời gian để các nhân viên kỹ thuật có tay nghề trở lại làm việc, sửa chữa và khôi phục lại khả năng của PdVSA để khai thác 3 triệu thùng dầu mỗi ngày.

Bỏ quan một bên những xem xét về chính trị (và đang có rất nhiều), kinh tế tiếp tục đẩy OPEC và bạn bè của mình vào tình trạng tương đối bất lực. Một số trong những rủi ro chính trị này bao gồm việc phá hủy hơn nữa nguồn cung từ Venezuela trước khi Maduro ra đi, sự gia tăng các cuộc tấn công vào các cơ sở sản xuất dầu của Nigeria, các vụ tranh chấp giữa các chính phủ của Baghdad và Kurdistan, tái áp dụng lệnh trừng phạt đối với Iran, không đề cập đến các vấn đề kỹ thuật tại bất kỳ con số nào của các cơ sở dầu lớn trên thế giới.

Nhưng kinh tế của phương trình này cuối cùng sẽ là nguyên tắc: OPEC không thể cắt giảm đủ sản lượng để bù lại sự gia tăng sản lượng của Mỹ. Trong trò chơi này, OPEC sẽ tiếp tục thua cuộc trong khi dầu của Mỹ tiếp tục tăng với chi phí của OPEC. Đó là lý do tại sao ông Harry Colvin, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Longview Economics, nói ông sẽ “không ngạc nhiên” khi thấy giá dầu thô xuống mức 45 USD một thùng vào mùa hè tới.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu trung bình năm 2021 đạt mức cao nhất trong ba năm qua

Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) cho biết hôm thứ Ba nhu cầu dầu toàn cầu tăng nhanh hơn so với nguồn cung đã khiến giá dầu tăng vọt vào năm ngoái, với giá dầu thô Brent trung bình ở mức 71 USD/thùng – mức cao nhất trong vòng 3 năm qua.
T..

IEA: Mỹ sẽ trở thành nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 14/11 đưa ra dự báo, với tốc độ gia tăng mạnh mẽ như hiện nay, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ sẽ chiếm 80% sản lượng “vàng đen” toàn cầu vào năm 2025, biến nước này..

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tạm lắng, giá dầu châu Á đi lên

Trong phiên giao dịch sáng ngày 21/5, giá dầu châu Á tăng trong bối cảnh tuyên bố chung của cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung đã phần nào giúp hạ nhiệt căng thẳng trong ..

Giá dầu trượt nhẹ, nhưng vẫn trụ đỉnh 3 năm

Giá dầu kết phiên 15/1 giảm, chủ yếu do số giàn khoan đang hoạt động ở Mỹ tăng, nhưng vẫn giao dịch quanh mốc cao nhất trong vòng 3 năm.  
Ảnh minh họa. Nguồn: Daniel Acker/Bloomberg
Giá dầu Brent giảm 0,2% ..