Giá dầu thế giới có thể lên 125 USD/thùng năm 2022

Nhu cầu dầu của thế giới dự báo sẽ tăng không ít trong năm 2022 nhưng nhiều nước xuất khẩu dầu lại ở trong tình thế có muốn tăng sản lượng cũng không còn khả năng.

Năm 2021, bất chấp tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến bất ổn, giá dầu thế giới đã tăng hơn 50% so với năm 2020. Đây là mức tăng mạnh nhất của giá dầu trong vòng 12 năm trở lại đây. Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu được dự báo sẽ vẫn chưa dừng lại trong năm 2022, thậm chí có thể lên tới 125 USD/thùng.

Những lo lắng ban đầu với biến thể Omicron đang dần phai nhạt trên thị trường dầu. Các dự báo hiện nay cho rằng nhu cầu dầu của thế giới sẽ có thể đạt gần 100 triệu thùng/ngày, tức về xấp xỉ mức trước đại dịch.

Theo trang mạng Kinh doanh Vùng Vịnh, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, gọi tắt là OPEC đang khá tự tin vào đà tăng của nhu cầu dầu trong năm 2022. Khả năng cao là OPEC sẽ tiếp tục mức tăng sản lượng thêm 400 nghìn thùng/ngày trong tháng tới. Đặc biệt, trong bối cảnh lượng dầu dự trữ tại các nước phát triển hiện nay đang ở thấp hơn mức trung bình giai đoạn 2015 – 2019 tới 170 triệu thùng.

Như vậy, nhu cầu dầu của thế giới dự báo sẽ tăng không ít trong năm 2022 nhưng trong bối cảnh đó nhiều nước xuất khẩu dầu hiện nay lại ở trong tình thế có muốn tăng sản lượng hơn cũng không còn khả năng.

Giá dầu thế giới có thể lên 125 USD/thùng năm 2022 - Ảnh 1.

Giá dầu thế giới có thể lên 125 USD/thùng năm 2022. Ảnh minh họa – Ảnh: TTXVN.

Báo The National (Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất – quốc gia xuất khẩu dầu lớn thứ 4 trong OPEC) trích cảnh báo của các chuyên gia cho rằng, giá dầu sẽ tăng lên mức 125 USD/thùng trong năm 2022 và thậm chí lên tới 150 USD/thùng vào năm 2023.

Nguyên nhân được lý giải là do đại dịch đã khiến một loạt các nước xuất khẩu dầu phải cắt giảm đầu tư. Các tính toán cho thấy, các nước xuất khẩu dầu phải đầu tư khoảng 600 tỷ USD/năm nếu muốn đáp ứng đủ nhu cầu dầu của thế giới nhưng tổng đầu tư vào ngành công nghiệp dầu và khí đốt năm 2021 chỉ còn ở mức 341 tỷ USD.

Mức giá kỳ vọng của nhiều nước xuất khẩu dầu được cho là khoảng 80 USD/thùng. Để giá dầu tăng cao quá, nền kinh tế thế giới bị đè nặng trong sức ép lạm phát họ cũng không được lợi gì. Nhưng ngay việc nới van dầu nhỏ giọt, mỗi tháng đẩy sản lượng thêm 400 nghìn thùng/ngày, nhà sản xuất dầu lớn thứ 2 của Nga – Lukhoi mới đây cũng cho biết đến tháng 4 này là họ hết khả năng.

Trong lúc các quốc gia xuất khẩu dầu truyền thống khó tăng sản lượng hơn nữa, sản lượng dầu khí đá phiến cũng chẳng khả quan gì. Những khó khăn thời gian qua cũng đã tác động không nhỏ tới việc phát triển ngành công nghiệp dầu khí đá phiến.

Nguồn tin: VTV

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu có đang quá cao?

 
Tăng trưởng nhu cầu dầu của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ chậm lại trong năm nay, một xu hướng sẽ có tác động đáng kể đến thị trường dầu toàn cầu.
CNPC cho biết nhu cầu dầu ở Trung Quốc sẽ tăng 2,4% trong năm 2020, chưa..

Giá dầu tăng, nhiều doanh nghiệp dầu khí chưa hết khó

Giá dầu Brent trên sàn giao dịch London kết thúc quý III/2017 tăng khoảng 20% so với giữa năm và là quý tăng giá mạnh nhất kể từ năm 2004. Lợi nhuận của các doanh nghiệp dầu kh

Bất ổn về nguồn cung khí đốt của Nga đe dọa sự đoàn kết của EU

Câu chuyện nguồn cung khí đốt qua Nordstream 1 đã diễn ra một lần nữa vào thứ Sáu. Tờ Globe and Mail của Canada đưa tin, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã cảnh báo Ottawa rằng nếu Canada duy trì các biện pháp trừng phạt mà có thể làm cản trở việc..

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam lãi ròng 31,9 ngàn tỷ đồng, vượt 92% kế hoạch năm

Tập đoàn ghi nhận doanh thu 498 ngàn tỷ đồng, vượt 13,8% so với kế hoạch năm và tăng 10,1% so với năm 2016. 
Theo thông tin từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), kết thúc năm 2017, tập đoàn đ..