Giá dầu thế giới tăng 2 tuần liên tiếp do dự đoán nhu cầu toàn cầu tăng cao

Các hợp đồng dầu thô tương lai tăng mạnh trong phiên cuối tuần đã thúc đẩy đà đi lên trong tuần qua với dầu ngọt nhẹ WTI nhích 0,5% và dầu Brent tăng 1,1%. 

Những kỳ vọng về khả năng nhu cầu dầu toàn cầu tăng cao đã làm lu mờ tác động tiêu cực từ việc sản lượng dầu tại Mỹ tăng trưởng mạnh cũng như việc số lượng các giàn khoan dầu tại nước này tăng trong tuần gần nhất.

Giới đầu tư vẫn giữ tâm lý lo ngại trước sản lượng khai thác dầu mỏ gia tăng ở Mỹ, đặc biệt là dầu đá phiến đã đẩy giá dầu đi xuống trong 2 phiên giao dịch liên tiếp vào đầu tuần này (12-13/3).

Giá dầu thế giới tăng tuần thứ 2 liên tiếp.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, sản lượng dầu từ các mỏ dầu đá phiến chủ chốt của nước này trong tháng 4 dự kiến sẽ tăng 131.000 thùng/ngày so với tháng 3, lên mức cao nhất từ trước đến nay là 6,95 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu của Mỹ đã vượt mốc 10 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2017 và dự kiến sẽ tăng trên 11 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2018, theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).

Sang phiên giao dịch ngày 14/3, giá “vàng đen” ổn định sau 2 ngày giảm liên tiếp vào đầu tuần này. Thị trường năng lượng nhận được sự hỗ trợ từ một báo cáo cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ không tăng nhiều như dự kiến trong mùa xuân. Theo Viện Dầu mỏ Mỹ, tồn kho dầu thô của nước này tăng 1,2 triệu thùng trong tuần tính tới ngày 9/3, lên 428 triệu thùng, thấp hơn con số dự đoán của giới phân tích tăng 2 triệu thùng.

Giá dầu phục hồi trong ngày 15/3 nhờ thông tin Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nâng dự báo nhu cầu năng lượng toàn cầu trong năm 2018. Ngày 14/3, OPEC cho biết nhu cầu dầu dự kiến tăng khoảng 1,62 triệu thùng/ngày lên 98,63 triệu thùng/ngày trong năm 2018, cao hơn so với đánh giá của tháng trước. Theo OPEC, hầu hết nhu cầu dầu tăng trưởng dự kiến ​​sẽ bắt nguồn từ châu Á, do Trung Quốc dẫn đầu, tiếp theo là Ấn Độ, và sau đó là các nước OECD. Bên cạnh đó, báo cáo định kỳ hàng tháng của OPEC cho thấy sản lượng dầu thô của Tổ chức này giảm 77.000 thùng/ngày xuống bình quân 32,19 triệu thùng/ngày trong tháng 2.

Thị trường năng lượng đã dần lấy lại đà tăng mạng vào phiên cuối tuần, sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 1,5 triệu thùng/ngày lên bình quân 99,3 triệu thùng/ngày trong năm 2018. Tuy nhiên, IEA lưu ý rằng, việc nguồn cung dầu mỏ gia tăng đang hạn chế đà tăng giá của dầu thô. Theo IEA, nguồn cung năng lượng từ các nước ngoài OPEC, trong đó có Mỹ, sẽ tăng thêm 1,8 triệu thùng dầu thô mỗi ngày trong năm nay.

Trong phiên này, triển vọng về sự tăng trưởng nhu cầu dầu thô toàn cầu đã lấn át sức ép từ những lo ngại về đà leo dốc của sản lượng tại Mỹ và sự gia tăng của số giàn khoan dầu tại nước này. Ngoài ra, nhu cầu nhiên liệu thế giới tăng lên cùng với nỗ lực cắt giảm sản lượng khai thác của OPEC và các nước sản xuất dầu chủ chốt khác, dẫn đầu là Nga, cũng giúp dầu mỏ duy trì mức giá trên 60 USD/thùng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao tháng 4 trên sàn Nymex tiến 1,15 USD (tương đương 1,9%) lên 62,34 USD/thùng sau khi dao động nhẹ vào đầu phiên giao dịch. Hợp đồng này đóng cửa tại mức cao nhất kể từ ngày 6/3 và nhích 0,5% trong tuần qua.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 5 trên sàn London tăng 1,09 USD (tương đương 1,7%) lên 66,21 USD/thùng, tăng mạnh nhất từ đầu tháng đến nay. Tuần qua, mặt hàng dầu này tăng 1,1%.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 1,5 triệu thùng/ngày lên bình quân 99,3 triệu thùng/ngày trong năm 2018.

Phil Flynn, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại Price Futures Group, nhận định: “Thị trường chuyển từ suy yếu sang nhảy vọt một cách đáng ngạc nhiên. Thật sự không có một thông tin cơ bản đáng kể nào thúc đẩy đà tăng trong phiên. Bên cạnh đó, dữ liệu tâm lý người tiêu dùng mạnh mẽ đã thực sự cho thấy dấu hiệu về nhu cầu xăng dầu kỷ lục trong thời gian tới. Cụ thể, tâm lý người tiêu dùng trong tháng 3 vọt lên mức cao nhất trong 14 năm”.

Cùng lúc đó, những kỳ vọng vào khả năng chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đưa ra quan điểm cứng rắn đối với vấn đề hạt nhân Iran và việc người đứng đầu Nhà Trắng có thể hạn chế Venezuela xuất khẩu dầu sẽ tác động khiến giá dầu tăng mạnh, theo Giám đốc bộ phận nghiên cứu năng lượng tại Công ty chứng khoán Mizuho, ông Robert Yawger.

Việc Tổng thống Mỹ thay thế Ngoại trưởng Rex Tillerson bằng Giám đốc CIA Mike Pompeo được coi như chỉ dấu cho thấy Mỹ sẽ có quan điểm cứng rắn hơn đối với vấn đề Iran. Kết quả của quan điểm chính sách mới có thể sẽ là việc hạn chế Iran xuất khẩu dầu.

Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn lo ngại về đà leo dốc của sản lượng dầu đá phiến tại Mỹ. Vào ngày thứ Sáu, dữ liệu từ Baker Hughes cho biết số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ cộng 4 giàn lên 800 giàn trong tuần này. Tuần trước, số giàn khoan đã giảm 4 giàn, đánh dấu tuần sụt giảm đầu tiên trong 7 tuần./.
 

Nguồn tin: kinhtedothi,vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Fitch: Đá phiến vẫn sẽ là hạn chế quan trọng trong dài hạn lên giá dầu

Hiệp định cắt giảm sản lượng của OPEC đã cải thiện triển vọng ngắn hạn của giá dầu, nhưng sự tăng trưởng và phản ứng của đá phiến ở Mỹ sẽ dẫn đến thặng dư sản xuất trong năm nay, Fitch Ratings cho biết. Cơ quan này..

Giá xăng dầu hôm nay 21/6: OPEC lạc quan, giá nhiên liệu tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 21/6 đang đón nhận những tín hiệu lạc quan trước cuộc họp của OPEC và đã tăng trưởng khá mạnh trong phiên hôm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 21/6/2018, t

Xăng E5 chạm mức 20.000 đồng/lít

Từ 15 giờ ngày 23-5, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu đồng loạt tăng từ 500 đồng đến 600 đồng/lít dù cơ quan điều hành đã cho xả quỹ hàng ngàn đồng/lít. Xăng RON 92 -..

Saudi Arabia liệu có thể sống sót sau cuộc chiến giá mà nước này đã bắt đầu?

 
Khi thế giới chứng kiến cuộc chiến giá dầu diễn ra giữa Nga, OPEC và đá phiến Mỹ, một cuộc khủng hoảng lớn khác đang xuất hiện ở Trung Đông.
Saudi Arabia đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa hiện hữu khi s..