Giá dầu thế giới tiếp tục giao dịch quanh mức đỉnh trong nhiều năm

Trong phiên giao dịch ngày 11/5, giá dầu giao dịch quanh mức đỉnh trong nhiều năm khi nhà đầu tư đang xem xét quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran của Mỹ sẽ tác động thế nào đến thị trường. 

Cụ thể, dầu thô Brent kỳ hạn ở mức 77,329 USD/thùng, giảm 19 xu Mỹ, khoảng 0,2% so với đóng cửa phiên trước. Giá mặt hàng dầu này đã đạt 78 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 11/2014. Dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ ở mức 71,25 USD/thùng, không xa mức cao nhất kể từ tháng 11/2014 với 71,89 USD/thùng trong phiên 10/5.

Dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ ở mức 71,25 USD/thùng trong phiên 11/5.

Giá vàng đen tăng vọt đạt mức đỉnh trong nhiều năm sau khi Tổng thống Donald Trump thông báo Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và sẽ tái áp đặt mức trừng phạt cao nhất đối với Iran. Quyết định này có thể khiến thị trường năng lượng bị gián đoạn nguồn cung. Lo ngại về căng thẳng chính trị tại Iran, bao gồm thỏa thuận hạt nhân được Tehran ký với Nhóm P5 1 gồm Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga và Đức, từ năm 2015 là nguyên nhân chính dẫn đến đà leo dốc gần đây của giá dầu.

Chính quyền Tổng thống Trump có kế hoạch áp đặt trở lại các lệnh trừng phạt đối với Iran, nước sản xuất khoảng 4% sản lượng dầu mỏ toàn cầu.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran diễn ra trong bối cảnh thị trường dầu mỏ đang thắt chặt hơn do nhu cầu tăng cao, đặc biệt ở châu Á, và nỗ lực cắt giảm sản lượng từ đầu năm 2017 của Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng Nga.

Tyler Richey, đồng chủ biên của Sevens Report, nhận định: “Biến động giá dầu hiện nay đang tăng cao khi nhà đầu tư tiếp nhận việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran là yếu tố cơ bản chi phối thị trường”.

Nhiều nhà phân tích dự đoán giá dầu có thể leo lên mức 80-100 USD/thùng vào cuối năm nay, khi các lệnh trừng phạt của Mỹ bắt đầu ảnh hưởng và xuất khẩu dầu của Iran giảm.

Tuy nhiên, có dấu hiệu cho thấy các nhà cung cấp khác trong OPEC sẽ tăng sản lượng để bù vào lượng dầu thiếu hụt của Iran.

Ngân hàng ANZ cho biết: “Hiện thị trường đang tập trung vào khả năng của OPEC và các nhà sản xuất khác phản ứng với khả năng nguồn cung dầu bị gián đoạn”. “Các nhà đầu tư đánh giá Kuwait và Iraq là các nhà sản xuất có khả năng nâng sản lượng nhanh nhất để phản ứng với bất kỳ sự sụt giảm trong xuất khẩu dầu của Iran”.

Ngoài OPEC, sản lượng dầu mỏ của Mỹ đang tăng và đạt mức kỷ lục 10,7 triệu thùng/ngày, có thể giúp lấp đầy sự thiếu hụt của Iran. Sản lượng dầu mỏ của Mỹ đã tăng 27% kể từ giữa tháng 6/2017, gần bằng sản lượng của nước sản xuất hàng đầu thế giới là Nga.

Bên cạnh đó, nhiều báo cáo khác nhau trong ngày 10/5 cho biết Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh, phát biểu trên truyền hình rằng không có gì đáng lo ngại sẽ xảy ra đối với kim ngạch xuất khẩu dầu sau các lệnh trừng phạt của Mỹ.
 

Nguồn tin: kinhtedothi.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Tỷ giá USD hôm nay (8/3) giảm, giá dầu lao dốc sau khi cố vấn kinh tế cao cấp của Mỹ từ chức

Tỷ giá USD hôm nay (8/3) giảm so với yen Nhật trong phiên giao dịch sớm trên thị trường châu Á. Giá vàng tăng do đồng USD suy yếu trước lo ngại chiến tranh thương mại bùng nổ. Giá dầu ..

Lo ngại Mỹ tái áp đặt trừng phạt lên Iran, dầu châu Á lên giá

Giá dầu châu Á đi lên trong phiên ngày 2/5 bởi lo ngại rằng Mỹ có thể áp đặt trở lại các lệnh trừng phạt lên Iran, dù cho nguồn cung dầu của Mỹ ngày càng tăng đ

Xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam trong tháng 3/2022 tăng

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam trong tháng 3/2022 tăng 45,3% về lượng và tăng 76,4% về kim ngạch so với tháng trước, đạt 215.506 tấn, trị giá 197,5 triệu USD, giá xuất khẩu trung bình 916 USD/tấn, tăng 162 ..