Giá xăng dầu hôm nay 5/5 duy trì đà tăng, dầu Bent lên mức 110,61 USD/thùng

Trong bối cảnh áp lực nguồn cung lại gia tăng trương thông tin EU đang nghiên cứu một lệnh cấm vận hoàn toàn với dầu thô Nga, giá xăng dầu hôm nay tiếp tục duy trì đà tăng mạnh.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 5/5/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2022 đứng ở mức 106,48 USD/thùng, tăng 1,05 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 4/5, giá dầu giao tháng 7/2022 đã tăng tới 4,53 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 7/2022 đứng ở mức 110,61 USD/thùng, tăng 0,47 USD/thùng trong phiên nhưng đã tăng tới 4,82 USD so với cùng thời điểm ngày 4/5.

Giá dầu ngày 5/5 tiếp đà tăng mạnh trong bối cảnh lo ngại nguồn cung dầu thô bị thắt chặt lại nóng lên trước thông tin EU đang nghiên cứu một lệnh cấm vận hoàn toàn với dầu Nga.

Giá dầu hôm nay cũng được thúc đẩy bởi thông tin dự trữ dầu thô Mỹ giảm mạnh trong tuần kết thúc vào ngày 28/4. Cụ thể, theo dữ liệu của Viện Xăng dầu Mỹ (API), dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm 3,5 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 28/4, vượt xa con số dự báo giảm 800.000 thùng của giới chuyên gia đưa ra trong một cuộc khảo sát của Reuters.

Bên cạnh đó, một đồng USD mất giá mạnh cũng là nhân tố hỗ trợ giá dầu thô đi lên.

Trước đó, thị trường dầu thô cũng ghi nhận thông tin sản lượng khai thác của OPEC đã không tăng được như kỳ vọng trong tháng 4/2022.

Cụ thể, theo khảo sát của Reuters, trong tháng 4/2022, OPEC chỉ tăng sản lượng được hơn 40.000 thùng/ngày so với tháng 3/2022, nâng sản lượng khai thác lên mức 28,58 triệu thùng/ngày. Con số này thấp hơn rất nhiều mức kỳ vọng 254.000 thùng/ngày mà nhóm này được phân bổ.

Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, đà tăng của giá dầu thô cũng bị hạn chế đáng kể bởi chính sách phòng chống dịch nghiêm ngặt của Trung Quốc.

Tại thị trường trong nước, ngày 4/5, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 4/5.

Theo đó, tại kỳ điều hành này, thực hiện các quy định, hướng dẫn, chỉ đạo điều hành của Chính phủ và các cấp có thẩm quyền, Liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) đối với các mặt hàng E5 RON 92 ở mức 300 đồng/lít (kỳ trước là 400 đồng/lít); RON 95 ở mức 400 đồng/lít (kỳ trước là 500 đồng/lít); dầu diesel ở mức 100 đồng/lít; dầu hỏa ở mức 119 đồng/lít; dầu mazut không trích lập và không chi Quỹ BOG đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu.

Sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ BOG nêu trên, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 27.468 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 28.434 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 25.530 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 23.828 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 21.560 đồng/kg.

Nguồn tin: PetroTimes

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Lý do nước Mỹ suốt 25 năm giữ nguyên một mức thuế xăng dầu

Năm 1993, mức thuế liên bang đối với xăng dầu tại Mỹ vào khoảng 18,4 cent/gallon, tính theo tiền Việt Nam thì tương đương khoảng 1.108 đồng/lít và chưa hề tăng từ đó đến nay. 
Hình minh h..

Giá xăng dầu hôm nay 29/6: Cung dầu căng thẳng, giá nhiên liệu vọt lên

 Giá xăng dầu hôm nay 29/6 vọt lên cao sau khi những thông tin trên thị trường cho thấy nguồn cung dầu thô thế giới đang trên đà căng thẳng.
Giá xăng dầu hôm nay 29/6/2018, t

Sáu phát triển khu vực thị trường dầu trước các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống lại Iran

Đối với thị trường dầu mỏ, ngày 5 tháng 11 – ngày mà các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ đối với dầu và khí đốt của Iran sẽ có hiệu lực — không còn quá xa. D..

OPEC sẽ xem lại thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu

Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait, ông Bakheet al-Rashidi, hôm thứ Hai cho biết cuộc họp theo lịch trình sắp tới của OPEC vào tháng Sáu sẽ là cơ hội để xem xét thỏa thuận cắt giảm sản xuất dầu, nhưng nh