Giá xăng dầu hôm nay 8/9: Dầu Brent giảm 5 USD/thùng

Dữ liệu từ Mỹ và Trung Quốc làm gia tăng lo ngại nhu cầu tiêu thụ toàn cầu suy yếu, đẩy giá dầu hôm nay tiếp đà giảm.

Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng 8/9 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2022 đứng ở mức 81,55 USD/thùng, giảm 0,08 USD/thùng trong phiên. Nếu so với cùng thời điểm ngày 7/9, giá dầu WTI giao tháng 11/2022 đã giảm tới 4,9 USD/thùng.

Còn giá dầu Brent giao tháng 11/2022 đứng ở mức 87,78 USD/thùng, giảm 0,22 USD/thùng trong phiên, nhưng đã giảm tới 5 USD so với cùng thời điểm ngày 7/9.

Nhận định của các chuyên gia, khi các dữ liệu từ Mỹ và Trung Quốc cho thấy, nhu cầu tiêu thụ dầu từ 2 nền kinh tế lớn nhất đang có dấu hiệu suy yếu mạnh, đẩy giá dầu ngày 8/9 tiếp đà giảm mạnh.

Theo Viện Dầu mỏ Mỹ (API), dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần trước đã tăng tới 3,645 triệu thùng, trái ngược với dự báo giảm 733.000 thùng được giới phân tích đưa ra trước đó.

Dữ liệu từ API cũng cho thấy, tồn kho xăng của Mỹ trong tuần trước đã giảm 836.000 thùng và dự trữ chưng cất đã tăng 1,833 triệu thùng.

Còn tại Trung Quốc, với việc vẫn đang theo đuổi chính sách Zero Covid, nhiều thành phố, trung tâm thương mại, công nghiệp lớn tái áp dụng các biện pháp phòng chống dịch, nhu cầu dầu của nước này cũng được ghi nhận giảm mạnh.

Hiện, nhập khẩu dầu thô của nước này trong tháng 8/2022 đã giảm tới 9,4% so với một năm trước đó. Lượng xăng nhập khẩu của Trung Quốc cũng đã giảm tới 36% so với cùng kỳ 2021.

Số liệu được Bloomberg tổng hợp cho thấy các hoạt động của nhà máy tại Trung Quốc đang suy giảm, doanh số bán lẻ lao dốc, tăng trưởng tín dụng giảm tốc và thất nghiệp gia tăng. Chỉ số quản lý thu mua (PMI) trong lĩnh vực dịch vụ của nền kinh tế Trung Quốc đã giảm từ 55,5 điểm trong tháng 7 xuống 55 điểm vào tháng 8.

Giá dầu hôm nay giảm mạnh còn do giới đầu tư ồ ạt bán tháo dầu thô, trước lo ngại về rủi ro về tăng trưởng kinh tế và những bất ổn trên thị trường.

Ở diễn biến mới nhất, phát biểu tại một diễn đàn kinh tế ở Vlapostok hôm 7/9, Tổng thống Putin cho rằng việc châu Âu kêu gọi áp giá trần với dầu của Nga là hành động “ngớ ngẩn”, đồng thời tuyên bố Nga sẽ từ bỏ các hợp đồng cung cấp dầu nếu phương Tây áp đặt giá trần đối với hàng hóa xuất khẩu của Nga.

Nguồn tin: Kinh tế

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu thô 2018 sẽ không tăng mạnh, giá xăng trong nước sẽ tăng 5-15%

Năm nay, thị trường xăng dầu được dự đoán sẽ nối tiếp xu hướng tăng năm 2017 tuy nhiên đà tăng sẽ không mạnh do nguồn cung bổ sung từ dầu đá phiến của Mỹ và xu hướng sử dụng năng lượng tái tạo thay thế t..

Các nhà sản xuất Canada chật vật tìm cách vận chuyển dầu

Các nhà sản xuất dầu ở Canada đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm toa tàu cho hàng hóa của họ do việc đóng cửa đường ống gây ra sự ứ đọng tại các kho chứa ở Alberta.
Steve Owens,..

Kinh tế qua hoạt hình: OPEC liệu có thể tiếp tục thống trị ngành dầu mỏ?

Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ liên tục kỷ lục tăng nhiều tháng qua. Cùng với đó, thế giới đang dần chuyển qua sử dụng năng lượng tái tạo. Hai yếu tố này liệu có làm lung lay vị trí ..

OPEC vẫn muốn tiếp tục quản lý thị trường dầu cùng Nga

OPEC vẫn giữ ý định hợp tác để cùng quản lý thị trường dầu mỏ với Nga và các đối tác bên ngoài OPEC, Bộ trưởng Năng lượng UAE Suhail al-Mazrouei cho biết.
Điều này bất chấp việc mộ..