Goldman: Sự phục hồi giá dầu vẫn chưa kết thúc

Giá dầu đã giảm hơn 6% trong vài ngày gần đây, sau thông tin OPEC và Nga có thể đẩy mạnh sản xuất trong nửa cuối năm 2018. Tuy nhiên, triển vọng vẫn có xu hướng đi lên, ít nhất là theo Goldman Sachs.

Tính đến nay, có vẻ như Saudi Arabia và Nga đang thảo luận về việc sẽ đưa thêm bao nhiêu dầu vào thị trường, với mức trần được đồn đại là từ 800.000 thùng/ngày đến 1 triệu thùng mỗi ngày, và mức thấp nhất là 300.000 thùng/ngày. Cuối tuần trước, WTI và Brent lao dốc do có tin nói rằng nhóm có thể thay đổi mức sản xuất trong vài tuần tới.

Goldman Sachs đã viết trong một lưu ý nghiên cứu vào thứ Sáu tuần trước cho biết: “Dù cho thông báo ngày hôm nay mang đến một số không chắc chắn về việc liệu OPEC và Nga tăng sản lượng hay không và khi nào, nhưng chúng tôi không coi đây là một thay đổi quan trọng đối với triển vọng giá lên của mình”. Ngân hàng đầu tư này lập luận rằng việc gia tăng nguồn cung có thể sắp đến bởi vì thị trường dầu đã thắt chặt và cần thêm nguồn cung.

Có một vài lý do tại sao giá dầu sẽ không hướng tới một đợt suy thoái nữa, ngân hàng lập luận. Tồn kho đã trở lại mức trung bình 5 năm. Nhu cầu mạnh mẽ và có thể bị đánh giá thấp. Venezuela đang mất sản lượng nhanh và có nhiều khả năng gián đoạn khác đang xuất hiện. Trong khi đó, tắc nghẽn cơ sở hạ tầng ở Permian có thể đồng nghĩa với đá phiến của Mỹ gây thất vọng. Thực vậy, nếu không có OPEC và Nga tăng nguồn cung từ mức hiện tại, thì tồn kho sẽ giảm “xuống mức thấp lịch sử vào quý 1 năm 2019”, Goldman nói. “Tóm lại, phản ứng nguồn cung là cần thiết.”

“Mức độ thiếu hụt hiện tại của thị trường, bối cảnh nhu cầu mạnh mẽ, và mức độ gia tăng của những gián đoạn, tất cả tạo tiền đề cho tồn kho giảm sâu hơn nữa trong khi công suất dự phòng của OPEC sụt giảm.” Ngay cả khi OPEC và Nga lựa chọn phản ứng nguồn cung tích cực hơn, phê duyệt tăng 1 triệu thùng/ngày, thì mức tăng này cũng chỉ là bù đắp cho sản xuất giảm không chủ tâm khi mà nhóm vẫn cam kết hạn chế sản lượng”, Goldman viết.

Hơn nữa, “việc thực hiện dần dần” bất kỳ sự gia tăng nào vẫn sẽ để thị trường dầu trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung đến quý thứ ba. Trước đây, việc tăng cường sản lượng đi theo theo từng giai đoạn, vì vậy “việc tăng sản lượng 250 ngàn thùng/ngày hàng tháng từ tháng 7 trở đi sẽ chỉ làm mức thiếu hụt quý 3 năm 2018 xuống 0,5 triệu thùng/ngày. Bất kỳ sự tiến hành trễ hơn nào cũng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt quý 3 năm 2018, ”Goldman viết.

Và khi chúng ta sang đến năm 2019, sẽ cần nhiều nguồn cung hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Chưa kể, dù quyết định của OPEC và Nga là bổ sung thêm dầu vào thị trường, nhưng nó cũng làm giảm công suất dự trữ của nhóm, lấy đi một lớp đệm có thể bù đắp cho sự cố gián đoạn sản xuất.

Do đó, khả năng giá tăng là rất lớn. Quả thực, thậm chí nếu không có sự cố gián đoạn, lịch sử cho thấy thị trường dầu có thêm một chút phí bảo hiểm rủi ro cho giá dầu khi công suất dự trữ giảm xuống mức thấp.

Nhìn chung, Goldman Sachs không hề bị lúng túng sau khi hé lộ tin tức thỏa thuận OPEC / ngoài OPEC có thể bị thay đổi đột ngột, thậm chí sau nhiều tuần các quan chức OPEC khẳng định rằng việc cắt giảm sẽ không thay đổi cho đến cuối năm. Goldman lặp lại lời dự báo của mình cho Brent ở mức trung bình 82,50 đô la trong quý 3, và vẫn thấy nhiều rủi ro cho giá dầu trong thời gian còn lại của năm và cho năm 2019 “nghiêng về hướng tăng nhiều hơn.” Nếu OPEC và Nga không thay đổi mức sản xuất, thì thiếu hụt nguồn cung có thể tăng lên 1 triệu thùng/ngày. Điều đó cho thấy rằng việc bổ sung một lượng đó vào nửa cuối năm sẽ không tạo ra thừa cung nữa, mà chỉ đơn giản là giữ cho thị trường dầu cân bằng.

Hiện tại, thị trường dầu đã trở nên khá điều khiển, các quỹ phòng hộ và nhà quản lý tiền tệ khác đã bán hết các khoản đặt cược giá lên cho hợp đồng tương lai, làm phóng đại sự điều chỉnh giá. Các nhà đầu tư rõ ràng đang lo sợ rằng một đợt suy thoái nữa là có thể. Theo Bjarne Schieldrop, Giám đốc phân tích hàng hóa tại SEB, vẫn còn một lượng lớn vị thế giá lên ròng có thể chưa được bán, có nghĩa là giá có thể tăng thêm một chút.

Nhưng SEB phần lớn đồng ý với Goldman. Schieldrop cho biết: “Nga và Ả rập Xê-út đang thảo luận việc đưa thêm sản lượng vào thị trường hiện nay không phải chỉ vì họ đã đạt được mục tiêu tồn kho OECD mà bởi vì tăng sản xuất là cần thiết”. “Cuộc thảo luận giữa Nga và Arập Xêút hiện nay không đẩy giá xuống quá nhiều vì nó ngăn được thị trường thắt chặt quá nhiều và giá đi quá cao.” SEB dự đoán OPEC sẽ cung cấp thêm nguồn cung cho thị trường, nhưng dù như vậy thì tồn kho có thể tiếp tục giảm trong năm nay và năm tới.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Người lao động tố cáo những “góc khuất” tại PV Oil Hà Giang

    Người lao động cũng là cổ đông tại Cty Cổ phần thương mại – Du lịch xăng dầu dầu khí Hà Giang (PV Oil Hà Giang) bức xúc tố cáo những vấn đề của công ty này đến cá..

Quy định hạn mức tối thiểu trong nhập khẩu xăng dầu: Liệu có những khuất tất?

Xăng dầu đang là một mặt hàng hết sức cần thiết trong hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Thế nên quy định hạn mức tối thiểu trong nhập khẩu xăng dầu đã dấy lên những lo ngại về nguy cơ lũng đoạn thị trường x..

“Soi” đối thủ của Petrolimex vụ thâu tóm Lọc dầu Dung Quất

Đối thủ của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) trong vụ thâu tóm Lọc dầu Dung Quất là công ty Indian Oil sở hữu nhà máy lọc dầu lớn nhất của Ấn Độ với sản phẩm chiếm gần một nửa thị phần dầu mỏ quốc..

2 dự án ngàn tỉ ‘trùm mền’ bỗng hồi sinh trở lại

Hai dự án sản xuất xăng ethanol của tập đoàn Dầu khí (PVN) tại Dung Quất và Bình Phước đã bị “đắp chiếu” khá lâu sau một vài đợt chạy thử thua lỗ đang có hy vọng hồi sin..