Hai lực giằng co trong thị trường dầu khiến các nhà đầu cơ thức trắng đêm

Giá dầu đã vật lộn để tìm phương hướng trong tuần qua, bị giằng co giữa hai lực cơ bản quan trọng- tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu suy yếu và sự không chắc chắn về nguồn cung.

Vì vậy, các quỹ phòng hộ và các nhà quản lý tiền tệ khác trên thị trường dầu mỏ đã có rất ít thay đổi về vị thế ròng kể từ tháng 6, bất chấp những biến động hàng tuần trong việc mua hoặc bán trong các hợp đồng tương lai dầu khí quan trọng trong sáu tháng.

Các quỹ phòng hộ tiếp tục chia rẽ quan điểm về việc giá dầu sắp tới sẽ đi về đâu, vì những lo ngại về nhu cầu đang chững lại đối lập với hy vọng của những nhà đầu cơ giá lên rằng Ả Rập Xê Út sẽ thực sự ‘làm bất cứ điều gì’ để chấm dứt tình trạng trượt giá gần đây, điều này đã được thúc đẩy bởi lo ngại rằng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu và do đó ảnh hưởng tới tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu.

Trong tuần kết thúc vào ngày 6 tháng 8, các nhà quản lý danh mục đầu tư đã cắt giảm vị thế dài ròng của họ- chênh lệch giữa đặt cược tăng và giảm giá- trong sáu hợp đồng dầu khí xuống tương đương 25 triệu thùng, theo dữ liệu sàn giao dịch do nhà phân tích thị trường John Kemp của Reuters tổng hợp.

Việc bán 25 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 6 tháng 8 đã không ảnh hưởng đến vị thế đầu cơ tổng thể kể từ giữa tháng 6, bởi vì về cơ bản, nó đã đảo ngược việc mua 20 triệu thùng của tuần trước đó.

Trong tuần cuối cùng của tháng 7, các quỹ phòng hộ và các nhà quản lý tiền tệ khác đã tăng vị thế dài ròng của họ lên tương đương 20 triệu thùng, theo dữ liệu sàn giao dịch do Kemp biên soạn. Đặt cược vào giá tăng tăng nhẹ trong tuần tính đến ngày 31 tháng 7, nhưng đặt cược rằng giá sẽ giảm cũng tăng, vì lo ngại nền kinh tế suy yếu và tăng trưởng nhu cầu dầu ngược lại lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung ở Trung Đông và gián đoạn ở nơi khác.

Trong tuần tiếp theo đến ngày 6 tháng 8, các quỹ phòng hộ đã cắt giảm vị trí dài ròng của họ cho Brent Crude thêm 13 triệu thùng, nhưng họ đã tăng vị thế dài ròng cho WTI Crude thêm 9 triệu thùng trong tuần mà chứng kiến giá dầu ngày 1 tháng 8 giảm ở mức giảm tồi tệ nhất trong một ngày sau nhiều năm sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp mức thuế 10% đối với tất cả hàng hóa Trung Quốc còn lại được nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Cuộc chiến thương mại leo thang dẫn đến một cuộc khủng hoảng thị trường dầu mỏ trong những ngày đầu tiên của tháng 8, với WTI Crude đã giảm gần 8% trong một ngày giảm mạnh nhất trong bốn năm rưỡi.

Tuy nhiên, trong tuần đó, các quỹ phòng hộ đã tăng vị thế dài ròng của họ cho WTI Crude lên 5,4%, với vị thế dài tăng 3,5% và vị thế ngắn giảm 0,5%, theo dữ liệu từ Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Hoa Kỳ do Bloomberg trích dẫn. Sự gia tăng vị thế dài sau hai tuần bán khống hợp đồng WTI ngay trước khi Tổng thống Trump đột ngột chấm dứt thỏa thuận ngừng chiến thương mại với thông báo sẽ có thêm thuế quan.

Sau ngày 6 tháng 8, cho đến khi có dữ liệu mới nhất, giá dầu đã phục hồi phần nào trong bối cảnh các báo cáo rằng Ả Rập Xê Út đã tiếp cận các thành viên khác của OPEC để thảo luận về các bước khả thi họ có thể thực hiện để ngăn chặn sự trượt giá. Saudis cũng đã nhanh chóng bảo đảm với thị trường vào thứ Năm tuần trước rằng mặc dù họ thấy nhu cầu tốt ở tất cả các khu vực, nhưng họ sẽ giữ xuất khẩu dưới mức 7 triệu thùng/ngày và sẽ làm như vậy ít nhất là đến tháng Chín.

Cho dù thị trường suy đoán động thái tiếp theo của OPEC có thể là gì, nếu có, thì triển vọng tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu đang vẫn trở nên ảm đạm hơn.

Tuần trước, EIA đã hạ triển vọng tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2019 xuống còn 1 triệu thùng/ngày.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng điều chỉnh ước tính tăng trưởng nhu cầu trong năm 2019 giảm 100.000 thùng/ngày xuống còn 1,1 triệu thùng/ngày, sau khi nhận thấy rằng từ tháng 1 tới tháng 5, tăng trưởng nhu cầu chỉ là 520.000 thùng/ngày, mức tăng thấp nhất trong giai đoạn này kể từ năm 2008.

“Rõ ràng, sự suy yếu hiện tại trên thị trường phản ánh những lo ngại về tăng trưởng nhu cầu trong thời gian còn lại của năm nay, cũng như năm 2020, đặc biệt là đối với môi trường vĩ mô hiện tại, và sự bùng nổ trong cuộc chiến thương mại”, Trưởng bộ phận Chiến lược Hàng hóa của ING, Warren Patterson, cho biết vào tuần trước, dự báo năm 2020 sẽ còn bi quan hơn nữa xét về tình trạng dư cung toàn cầu, trong khi đó, cuộc chiến thương mại kéo dài càng lâu, thì rủi ro triển vọng tăng trưởng nhu cầu thấp hơn càng cao.

Đơn cử như Goldman Sachs, không còn thấy Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ đạt được thỏa thuận thương mại trước cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 tại Mỹ, và nói rằng những lo ngại về suy thoái kinh tế do sự gia tăng thương mại đã tăng lên.

Trong tương lai, các quỹ phòng hộ sẽ xem xét diễn biến chiến tranh thương mại để tìm manh mối cho nhu cầu dầu mỏ cũng như quan sát Ả Rập Saudi, OPEC và căng thẳng ở Trung Đông cho các yếu tố tăng giá có thể có ở phía cung.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Khu vực Permian sẽ vượt qua các nước OPEC ngoại trừ Saudi

Theo một báo cáo mới từ công ty nghiên cứu và tư vấn IHS Markit, sản lượng dầu từ Permian Basin của Tây Texas sẽ tăng hơn gấp đôi từ năm 2017 đến 2023, nhanh chóng vượt qua khối lượng dầu thô ..

Giá dầu rời đỉnh 3 năm do dấu hiệu thị trường quá nóng

Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/1, giá dầu thô giảm nhẹ khỏi mức cao nhất trong gần 3 năm do thị trường năng lượng có dấu hiệu tăng nóng mặc dù sản lượng dầu của Mỹ bất ngờ sụt giảm. 
Cụ th..

Chưa có giải pháp hữu hiệu kìm chế đà tăng giá xăng dầu

VOV.VN – Nhiều ý kiến cho rằng, để kìm chế đà tăng của giá xăng dầu nên tiếp tục giảm một số thuế và bù thu ngân sách bằng xuất khẩu dầu thô, nhưng hệ lụy của chênh lệch giá xăng dầu cũng là điều cần tính đến.
Sau 14 lần điều chỉnh giá xăng dầu tí..

Giá dầu có thể tăng cao bao nhiêu vào năm 2021?

Tiến bộ trong việc phát triển vắc xin và kỳ vọng rằng OPEC sẽ quyết định trong thời gian chưa đầy hai tuần nữa để duy trì mức cắt giảm hiện tại thêm ba tháng thay vì nới lỏng từ tháng 1 năm 2021 khiến..