Hàn Quốc đợi dự án đường ống khí đốt Nga

Dự án đường ống dẫn khí đốt từ Nga tới Triều Tiên sang Hàn Quốc đang được Tổng thống Moon Jea-in kỳ vọng cao. 

Ngày 20/6, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã bày tỏ sự tin tưởng vào hợp tác với Nga và Triều Tiên, đặc biệt là dự án chung đường ống dẫn khí đốt.

“Khi một chế độ hòa bình được thiết lập trên Bán đảo Triều Tiên, hợp tác kinh tế liên Triều cũng sẽ được kích hoạt và nó sẽ liên quan tới hợp tác kinh tế cùng Nga”, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhấn mạnh với giới truyền thông Nga.

Hàn Quốc trông đợi tín hiệu tích cực từ Triều Tiên khuyến khích Nga làm dự án đường ống dẫn khí đốt.

Ông Moon nhấn mạnh quan điểm chung với Nga về Chính sách Phương Đông mới của Tổng thống Putin, đặc biệt là hợp tác phát triển vùng Viễn Đông Nga.

“Chế độ hòa bình giữa 2 miền Triều Tiên cũng cần được phát triển thành chế độ an ninh và hòa bình đa quốc gia cho tất cả các nước Đông Bắc Á. Hàn Quốc và Nga, tôi và Tổng thống Putin sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau” – Tổng thống Moon Jae-in cho biết thêm.

Tổng thống Hàn Quốc dẫn chứng những lĩnh vực tiềm năng trong hợp tác kinh tế 3 bên là hệ thống đường sắt, các đường ống dẫn khí gas và mạng lưới điện giữa Hàn Quốc, Triều Tiên và Nga.

Những tuyên bố của Tổng thống Hàn Quốc được đưa ra trong cuộc phỏng vấn với giới truyền thống Nga tại Văn phòng của ông trước khi lên đường thăm Nga.

Việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Nga qua Triều Tiên tới Hàn Quốc cũng đã được ông Vitaly Markelov – Phó Chủ tịch Ủy ban Điều hành Tập đoàn năng lượng Gazprom Nga chia sẻ từ hồi giữa tháng 6.

Theo đó, Gazprom đã nối lại các cuộc đàm phán với phía Hàn Quốc về dự án xây dựng hệ thống đường ống dẫn khí đốt đi qua lãnh thổ Triều Tiên.

Cuộc đàm phán về dự án đường ống dẫn khí đã từng được thiết lập từ năm 2011 nhưng sau đó đã phải ngừng lại do quan hệ giữa hai nước Triều Tiên và Hàn Quốc trở nên căng thẳng.

Hồi tháng 3, Seoul thông báo rằng họ sẵn sàng tiếp tục dự án. Theo Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha, “nếu Triều Tiên tham gia các cuộc đàm phán về hợp tác năng lượng Đông Bắc Á, đây sẽ là chất xúc tác giúp giảm căng thẳng địa chính trị trong khu vực”.

Hàn Quốc đang rất cần năng lượng. Nước này bị buộc phải mua các lô hàng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đắt tiền hơn. Các nhà phân tích ước tính nếu đường ống được xây dựng, Hàn Quốc sẽ giảm một nửa chi phí khí đốt đưa đến đất nước.

Đáng chú ý là đường ống này không chuyển khí đến Triều Tiên. Điều này là có lý do.

Cho đến hiện tại, Bình Nhưỡng vẫn chưa được gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế của Liên Hiệp Quốc.

Trong khi đó, những báo cáo của thế giới đều đổ lỗi cho Nga rằng nước này đã ngấm ngầm “lách” các đòn trừng phạt nhằm “bơm” nhiên liệu cho Triều Tiên, giúp nước này các dự án nghiên cứu vũ khí hạt nhân.

Cả Nga và Trung Quốc đều bị chỉ trích vì “làm ăn” với Triều Tiên, có khả năng giúp Bình Nhưỡng chống lại các lệnh trừng phạt.

Nga cũng có mối liên hệ với Bình Nhưỡng khi số lượng lớn lao động Triều Tiên đã tới Nga làm việc.

Do đó, sự phát triển kinh tế và hợp tác kinh tế với Bình Nhưỡng trở thành vấn đề nhạy cảm.

Nguồn tin: baodatviet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng trong nước ngày 11/5 sẽ lại tăng mạnh, tiến mốc 30.000 đồng/lít

Với việc giá xăng dầu trong nước đang thấp hơn giá xăng dầu thế giới từ 1.400 – 2.000 đồng/lít, giá xăng ngày mai được dự báo sẽ tăng mạnh, đẩy giá xăng tiến mức 30.000 đồng/lít.
Theo chu kỳ điều hành giá xăng dầu, ngày mai (11/5), Liên Bộ Công Th..

Ba điểm rút ra từ báo cáo mới nhất của OPEC

Như đã trở thành xu hướng trong những tháng gần đây, OPEC đã điều chỉnh tăng một lần nữa vào ngày thứ Năm cho dự báo tăng trưởng nguồn cung ngoài khối trong năm 2018, nhưng cũng nâng..

Saudi Arabia tăng cường ngoại giao dầu mỏ trước cuộc họp OPEC

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid Al-Falih và các nhân viên của ông đang bận rộn trong những ngày này. Bộ trưởng và một số trợ lý của ông đang liên tục đàm phán với..

Chính sách của OPEC có thể nâng giá dầu lâu dài?

Quyết định của OPEC vẫn có một số khả năng làm tăng giá dầu – Ít nhất là tạm thời. Thị trường đã chứng minh điều này khi WTI tăng 1,6% Brent tăng 1% vào sáng ngày 22 tháng 1..