Hàng hóa TG quý 1/2018: Trừ dầu và vàng, giá hầu hết sụt giảm

Lo ngại về chiến tranh thương mại đã khiến thị trường hàng hóa thế giới biến động rất mạnh trong những ngày cuối tháng 3. Tính chung cả quý 1, giá hầu hết sụt giảm, mạnh nhất là nhóm kim loại.

Dầu mỏ: Giá có chuỗi quý tăng giá dài nhất kể từ cuối 2010

Giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) đã tăng 5,6% trong tháng 3 và tăng 7,7% trong quý 1, chốt ở mức 64,94 USD/thùng, trong khi dầu Brent tăng 8,6% trong tháng 3 và tăng 6,3% trong quý 1, kết thúc quý ở 70,27 USD/thùng. Như vậy, dầu đã có chuỗi tăng giá dài nhất kể từ cuối năm 2010.

Chênh lệch giá giữa 2 loại tiếp tục nới rộng lên 5 USD, mức cao nhất kể từ tháng 6, khiến dầu Brent giảm sức hấp dẫn đối với các nhà máy lọc dầu.

Căng thẳng địa chính trị cùng với những nhận định từ các thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) về việc đang xem xét hành động có thể đẩy giá dầu tăng cao. Thêm vào đó, các nhà phân tích cho biết OPEC đang xem xét việc thay đổi mức dự trữ dầu thô mục tiêu từ bình quân 5 năm sang bình quân 7 năm, qua đó cho thấy việc Tổ chức này đang có các hành động nhằm thúc đẩy giá dầu.

Đà sụt giảm sản lượng ở Venezuela, nơi mà cuộc khủng hoảng kinh tế đã dẫn đến việc thiếu đầu tư vào ngành công nghiệp dầu mỏ, cũng giúp OPEC đạt được mục tiêu của mình.

Tuy nhiên, sản lượng của các nước không thuộc OPEC, đặc biệt là từ Mỹ, vẫn là mối quan ngại, mặc dù dữ liệu từ công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho thấy số giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ giảm 7 giàn xuống 797 giàn trong tuần này, đánh dấu tuần giảm đầu tiên trong 3 tuần.

Than đá: Giá giảm quý đầu tiên kể từ giữa 2017

Giá than luyện cốc trên sàn Đại Liên tăng 5,8% trong phiên giao dịch cuối cùng của quý, lên 1.281,5 NDT/tấn, mức tăng mạnh nhất kể từ ngày 4/11/2016, trong khi than cốc tăng 3,4% lên 1.822 NDT/tấn. Nhưng tính trong cả tháng 3, giá vẫn giảm 11,2%, mức giảm nhiều nhất kể từ tháng 9 năm ngoái, và tính chung cả quý 1 cũng giảm quý đầu tiên kể từ giữa năm 2017.

Kim loại quý: Giá vàng tăng 3 quý liên tiếp

Giá vàng giao ngay kết thúc quý 1 ở mức 1,327.30 USD/ounce, với mức tăng 0,7% trong quý 1 mặc dù giảm 0,3% trong tháng 3; trong khi đó vàng giao sau tăng 1,4% trong quý 1 lên 1.309,30 USD/ounce.

Tuy nhiên, những phiên cuối tháng, lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc chiến thương mại toàn cầu tiếp tục dịu bớt và các chỉ số chứng khoán Mỹ khởi sắc, qua đó làm giảm nhu cầu trú ẩn an toàn của kim loại quý.

Được biết, vàng và đồng USD thường di chuyển ngược chiều. Đà tăng của đồng USD có thể làm giảm tính hấp dẫn của vàng, vốn được neo giá theo đồng bạc xanh, cụ thể, làm hàng hóa này trở nên đắt đỏ hơn đối với người sử dụng những đồng tiền khác.

Jeff Wright, Giám đốc đầu tư tại Wolfpack Capital, nhận định: “Vàng đã tăng từ đầu năm đến nay, nhưng không phải là một mức tăng ấn tượng so với mức độ biến động của thị trường chứng khoán. Nhu cầu trú ấn an toàn không còn mạnh mẽ như khoảng thời gian bất ổn trước đó”.

Tình hình trên bán đảo Triều Tiên cũng dịu lại. Thông tin từ Hàn Quốc cho biết Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ cùng gặp nhau tại Hội nghị thượng đỉnh sẽ diễn ra vào ngày 27/4 (lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ). Tuy nhiên, chiến lược gia Carsten Fritsch, thuộc Commerzbank, tại Frankfurt, nhận định giá vàng vẫn được hỗ trợ bởi quan hệ căng thẳng giữa Nga và phương Tây. Moscow trong ngày thứ Năm (29/3) đã trục xuất 60 nhà ngoại giao Mỹ và đóng cửa Tổng lãnh sự quán Mỹ tại St.Petersburg nhằm đáp trả hành động Mỹ và một số nước phương Tây khác trục xuất hơn 100 nhà ngoại giao Nga sau vụ cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái bị đầu độc.

Thêm vào đó, các chuyên gia cho rằng mối lo về một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng chi phối tâm lý của các nhà đầu tư. Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 29/3 cảnh báo các đề xuất thuế quan của Mỹ đối với mặt hàng thép nhập khẩu có nguy cơ tạo ra một phản ứng dây chuyền, khiến chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch lan rộng trên toàn thế giới.

Kim loại cơ bản: Giá đồng và nhôm giảm mạnh

Lo ngại về chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã gây áp lực giảm giá liên tiếp trên thị trường kim loại những phiên cuối tháng 3. Kết thúc quý 1, giá đồng trên sàn Thượng Hải ở mức 49.900 NDT (7.949,91 USD)/tấn, giảm 5,6% trong tháng 3 (mạnh nhất kể từ tháng 11/2015), còn tính cả quý 1 giảm 11%, là quý giảm nhiều nhất kể từ giữa năm 2013.

Nhôm cũng giảm giá mạnh bởi việc Mỹ áp thuế đối với nhôm Trung Quốc và nguy cơ chiến tranh thương mại giữa 2 cường quốc. Kết thúc tháng, giá nhôm trên sàn London ở mức 2.005 USD/tấn, mức thấp nhất 8 tháng; còn nhôm trên sàn Thượng Hải ở mức 13.779 NDT (2.195,30 USD)/tấn, thấp nhất trong vòng 17 tháng, và tính chung trong quý 1 cũng giảm mạnh nhất kể từ giữa năm 2010 do tồn trữ tại Trung Quốc lập kỷ lục cao mới. Trong quý 1/2018, giá nhôm đã giảm 10,7%, sau khi giảm 8,7% ở quý trước đó.

Giới đầu tư nghi ngờ hiệu quả cắt giảm sản lượng trong mùa Đông ở Trung Quốc khi dự trữ tại Thượng Hải đã lên tới kỷ lục lịch sử gần 1 triệu tấn, cao hơn gần 20% so với đầu tháng 2. Chương trình cắt giảm sản lượng trong mùa Đông ở Trung Quốc đã kết thúc cách đây 2 tuần, theo đó Bắc Kinh buộc các nhà máy luyện nhôm ở các thành phố miền Bắc phải giảm 30% sản lượng từ giữa tháng 11 năm ngoái tới giữa tháng 3 năm nay. Tuy nhiên, khối lượng giảm thực tế thấp hơn nhiều so với mức dự đoán. Trong khi đó Mỹ tăng mạnh thuế nhôm khiến giới chuyên gia nhận định nguồn cung ra những thị trường khác sẽ còn nhiều hơn nữa.

Sắt thép: Giá giảm sâu

Thép cây trên sàn Thượng Hải phiên cuối tháng tăng mạnh 4,4% so với phiên trước đó, lên 3.391 NDT (540,62 USD)/tấn sau khi tỉnh Hà Bắc thông báo giảm 25% sản lượng thép và than cốc của khu vực Hàm Đan (Handan) kể từ tháng 4 đến 15/11 năm nay. Đây là mức tăng nhiều nhất kể từ ngày 7/4/2017.

Tuy nhiên, tính chung cả quý 1, giá vẫn giảm 12,4%, mạnh nhất kể từ quý 4/2015, chủ yếu bởi riêng trong tháng 3 giảm 17,3%.

Việc Mỹ áp thuế nặng đối với thép Trung Quốc và lo ngại gia tăng về chiến tranh thương mại giữa 2 nước đã khiến thị trường thép trở nên u ám. Bên cạnh đó, tồn trữ thép cây tại Trung Quốc trong tuần kết thúc vào 16/3 đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2013 (9,5 triệu tấn) mặc dù nước này vừa kết thúc một giai đoạn cắt giảm sản xuất để kiểm soát mức độ ô nhiễm không khí.

Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên phiên cuối tháng ở mức 443,5 NDT/tấn, tính chung trong quý 1 giảm 17,4%, nhiều nhất kể từ quý 3/2015. Tồn trữ quặng tại cảng Thượng Hải đã tăng lên hơn 160 triệu tấn, cao kỷ lục lịch sử và gấp đôi so với cuối 2015.

Tình hình càng thêm trầm trọng khi thời hạn cắt giảm sản lượng trong mùa đông để giảm thiểu ô nhiễm đã kết thúc vào ngày 15/3, nguồn cung nhiều mặt hàng do đó sẽ càng tăng cao. Tồn trữ quặn sắt tại cảng Thượng Hải đạt trên 160 triệu tấn, mức cao kỷ lục và gấp đôi so với cuối 2015. “Có vẻ như chưa đến mùa nhu cầu hồi phục ở Trung Quốc (lục địa). Nếu đến tháng 4 nhu cầu vẫn không tăng thì giá sẽ giảm thê thảm vào mùa Hè”, nhà phân tích Helen Lau của hãng môi giới Argonaut Securities ở Hong Kong cho biết.

Nông sản: Giá hầu hết giảm

Giá đường thô giao tháng 5 trong phiên cuối tháng có lúc giảm xuống chỉ 12,18 US cent/lb, thấp nhất trong vòng 2 năm rưỡi, trước khi hồi phục nhẹ lên 12,35 US cent vào lúc đóng cửa. Tính cả tháng 3 giá giảm khoảng 8,4%. Lo ngại Ấn Độ nới lỏng các quy chế xuất khẩu đường khiến nguồn cung càng gia tăng trên thị trường thế giới càng gây áp lực giảm giá đường.

Ngày 28/3, Ấn Độ thông báo quyết định nới lỏng các quy định xuất khẩu đường, cho phép các nhà máy đường bán ra thị trường nước ngoài cho đến cuối niên vụ hiện nay (kết thúc vào 30/9/2018) – động thái có thể khiến giá đường thế giới đi xuống. Nước sử dụng nhiều đường nhất thế giới này đang tìm cách giảm bớt lượng tồn trữ quá nhiều gây giảm giá trên thị trường nội địa. Sản lượng niên vụ 2017/18 của nước này chắc chắn đạt kỷ lục 29,5 triệu tấn, tăng tới 45% so với vụ trước.

Phiên cuối tháng, giá cao su trên sàn Tokyo tăng theo xu hướng tại Thượng Hải do căng thẳng thương mại Mỹ – Trung dịu lại. Hợp đồng tham chiếu tại TOCOM đóng cửa tăng 0,2 yen (0,0188 USD) lên 184 JPY/kg. Tính chung cả tuần, giá cao su Tokyo tăng 5,4%, mạnh nhất kể từ tháng 7/2017. Tuy nhiên, thị trường vẫn đang chịu áp lực bởi dự trữ cao su tăng cao tại Thượng Hải. Theo biểu đồ phân tích kỹ thuật Fibonacci, giá cao su Tokyo có thể xuống chạm mức giá hỗ trợ 175,90 JPY trong vòng 3 tháng tới, sau đó mới hồi phục trở lại mức 190,40 – 198 JPY/kg 

Phân bón tăng 3 tuần liên tiếp

Giá phân bón trên thị trường quốc tế liên tiếp tăng trong 3 tuần đầu tháng 3, đảo ngược xu hướng giảm của những tuần trước đó. Lý do bởi nhu cầu tăng lên. Tại Mỹ trong tuần kết thúc vào 23/3, giá DAP trung bình 469 USD/tấn, MAP 504 USD/tấn, potash 349 USD/tấn, urea 368 USD/tấn, loại pha trộn 10-34-0 giá 422 USD/tấn, UAN28 giá 236 USD/tấn và UAN32 giá 269 USD/tấn. Trong đó, MAP đã 2 tuần liên tiếp vượt ngưỡng 500 USD/tấn và là mức cao nhất kể từ tháng 5/2016.

Mặc dù vậy, so với một năm trước đây, giá hầu hết các loại phân bón đều bị sụt giảm. Và các chuyên gia kinh tế dự báo giá sẽ còn giảm nữa, mất thêm khoảng 20-30 USD/tấn trong vòng 3 tháng.

Giá dầu cọ tại Malaysia phiên cuối tuần đảo chiều tăng mạnh sau khi giảm liên tiếp 3 phiên trước đó theo xu hướng giá dầu đậu tương phương Tây và hy vọng xuất khẩu dầu cọ Malaysia tháng 3 có thể tăng so với tháng 2.

Hợp đồng giao tháng 6 – tham chiếu cho toàn thị trường châu Á – trên sàn Bursa (Malaysia) tăng 0,87% lên 2.425 ringgit (627,91 USD)/tấn. Tuy nhiên, trong tháng 3 giá cũng giảm 5,2%, còn trong quý 1 giảm 3,1% do Ấn Độ – nước nhập khẩu dầu thực vật hàng đầu thế giới – tăng thuế nhập khẩu dầu nhiệt đới.

Xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Malaysia trong giai đoạn 1-25/3 tăng 9,5% lên 1.165.833 tấn, từ mức 1.064.823 tấn của 25 ngày đầu tháng 2, đem lại hy vọng xuất khẩu trong cả tháng 3 sẽ tăng. Tuy nhiên, kết quả thăm dò ý kiến ở các chuyên gia và nhân phân tích cho thấy kết quả dự báo giá dầu cọ có thể giảm về 2.159 ringgit/tấn trong vòng 3 tháng tới.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Đầu năm 2018

Giá 28/2

Giá 31/3

Dầu thô WTI

USD/thùng

60,37

61,64

64,94

Dầu Brent

USD/thùng

66,57

64,73

69,34

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

44.260,00

40.180,00

42.850,00

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

3,03

2,66

2,73

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

176,45

192,39

201,92

Dầu đốt

US cent/gallon

206,00

190,44

202,56

Dầu khí

USD/tấn

600,50

573,25

618,00

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

59.340,00

55.820,00

59.460,00

Vàng New York

USD/ounce

1.321,30

1.316,20

1.329,60

Vàng TOCOM

JPY/g

4.707,00

4.503,00

4.526,00

Bạc New York

USD/ounce

17,23

16,38

16,34

Bạc TOCOM

JPY/g

61,70

56,30

56,00

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

943,35

979,39

932,06

Palladium giao ngay

USD/ounce

1.094,49

1.043,57

953,44

Đồng New York

US cent/lb

326,60

313,50

302,30

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

7.205,00

6.931,00

6.714,00

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

2.264,50

2.132,00

2.004,50

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

3.349,00

3.447,50

3.274,00

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

20.040,00

21.530,00

21.100,00

Ngô

US cent/bushel

353,25

380,75

387,75

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

435,50

493,25

451,00

Lúa mạch

US cent/bushel

242,00

270,50

225,00

Gạo thô

USD/cwt

11,75

12,55

12,36

Đậu tương

US cent/bushel

967,00

1.053,25

1.044,75

Khô đậu tương

USD/tấn

318,60

389,20

384,00

Dầu đậu tương

US cent/lb

33,59

32,23

31,87

Hạt cải WCE

CAD/tấn

491,00

523,80

522,70

Cacao Mỹ

USD/tấn

1.936,00

2.218,00

2.556,00

Cà phê Mỹ

US cent/lb

130,20

122,00

118,15

Đường thô

US cent/lb

15,33

13,38

12,35

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

136,55

144,65

141,10

Bông

US cent/lb

77,50

82,93

81,46

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

449,50

501,70

515,70

Cao su TOCOM

JPY/kg

207,00

193,20

182,80

Ethanol CME

USD/gallon

1,37

1,49

1,47

 

Nguồn tin: Vinanet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Đặt cược dầu giảm giá tăng lên do các tín hiệu suy thoái xuất hiện

 
Sự sụt giảm gần đây của giá dầu thô Brent theo sau mô hình tương tự của sự chậm lại trong sản lượng nhà máy toàn cầu, làm dấy lên lo ngại rằng nỗi sợ thị trường không chỉ..

Từ 1/1/2018, chỉ sản xuất kinh doanh xăng E5 RON 92 và xăng khoáng RON 95

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ra Chỉ thị về việc tăng cường triển khai thực hiện lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống.
Ảnh minh họa
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Ch

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung là tin tức tốt lành cho OPEC

Vũ trả đũa thương mại Mỹ-Trung mới đe dọa sẽ hạn chế xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang Trung Quốc đã tăng tốc trong những tháng gần đây và lấy đi thị phần của OPEC, một thị trường đang thiết  đặt tốc độ tăng trưởng n..

Bản tin video tối ngày 02-03-22: Xu hướng giá dầu thô giữa khủng hoảng Ucraina | Hoanghungpetro.com.vn

Giá dầu vọt lên mức cao nhất 7 năm vào sáng thứ Tư do lo ngại gián đoạn nguồn cung gia tăng sau các lệnh trừng phạt nặng nề đối với ngân hàng Nga trong bối cảnh xung đột Ukraine leo thang, trong khi các thương nhân tranh nhau tìm kiếm nguồn cung dầu ..