Hàng hóa TG sáng 2/2: Giá nhìn chung tăng | Hoanghungpetro.com.vn

 

Phiên giao dịch 1/2 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 2/2 giờ VN), chỉ số giá 19 hàng hóa nguyên liệu Thomson Reuters CoreCommodity Index tăng phiên đầu tiên trong tuần.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu tiếp tục tăng sau khi kết quả cuộc thăm dò do hãng tin Reuters thực hiện cho thấy Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tuân thủ nghiêm túc cam kết cắt giảm nguồn cung dầu.

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 4/2018 tăng 1,1% lên 69,65 USD/thùng; giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 3/2018 tăng 1,7% lên 65,80 USD/thùng. Hai mức giá này đều áp sát các mức cao nhất kể từ tháng 12/2014.

Trong tháng 1/2018, giá dầu Brent và giá dầu WTI đều tăng tháng thứ năm liên tiếp, thêm lần lượt 3,3% và 7,1%, đánh dấu mức tăng giá đầu năm mạnh nhất trong 5 năm đối với dầu Brent và mạnh nhất trong 12 năm đối với dầu WTI.

Một diễn biến khác hỗ trợ giá dầu trong phiên này là việc Goldman Sachs nâng dự báo ba tháng đối với giá dầu Brent từ mức 62 USD/thùng lên 75 USD/thùng, nâng dự báo sáu tháng đối với loại dầu này từ mức 75 USD/thùng lên 82,5 USD/thùng.

Khảo sát do Reuters tiến hành ở 34 nhà kinh tế và phân tích dự báo dầu thô Brent sẽ đạt trung bình 62,37 USD/thùng trong năm 2018, tăng từ 59,88 USD/thùng dự báo trong thăm dò tháng trước. Giá dầu WTI dự báo đạt trung bình 58,11 USD/thùng trong năm 2018, tăng từ 55,78 USD/thùng dự đoán trong thăm dò hồi tháng 12. Hợp đồng này đã đạt trung bình khoảng 63,63 USD/thùng từ đầu năm tới nay.

Châu Á, khu vực tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới, gần đây bắt đầu nhập khẩu dầu thô của Mỹ và xu hướng dòng chảy dầu chuyển về phương Đông ngày càng rõ nét. Sản lượng tăng đã mở đường cho chênh lệch nới rộng giữa giá dầu thô WTI với dầu Brent và dầu Dubai, khiến giá rẻ hơn khi các nước châu Á nhập khẩu dầu thô bất chấp chi phí vận chuyển cao.

Giới phân tích cho biết còn quá sớm để dự đoán liệu OPEC sẽ thay đổi thời hạn hiệp ước cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày khi hết hạn vào cuối năm nay không.

Abhishek Kumar, chuyên gia phân tích năng lượng tại Interfaz Energy ở London cho biết “thỏa thuận cắt giảm sản lượng không thể kéo dài ngoài năm 2018 trong khi hiện tại thị trường sẽ cân bằng trong năm nay”.

Sản lượng khai thác dầu của Mỹ đã vượt 10 triệu thùng/ngày lần đầu tiên kể từ năm 1970. Ngoài ra, giá trên 65 USD/thùng đang khuyến khích các nhà sản xuất khác ngoài OPEC như Brazil và Canada tăng cường sản xuất thông qua các dự án mới.

Trên thị trường kim loại quý, giá vàng biến động nhẹ, trước những nhận định của thị trường về số liệu việc làm tại Mỹ.

Kết thúc phiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 0,01% xuống 1.344,56 USD/ounce; vàng giao tháng 4/2018 ở mức 1.347,90 USD/ounce.

Trong tháng Một vừa qua, giá vàng tăng 3,2%, khi đồng USD rơi xuống mức thấp nhất trong ba năm so với rổ các đồng tiền chủ chốt. Ngày 25/1, giá kim loại quý này đã vọt lên 1.366,07 USD/ounce, mức cao nhất trong 17 tháng.

Theo kế hoạch, Bộ Lao động Mỹ sẽ công bố báo cáo về thị trường việc làm trong ngày 2/2. Một số chuyên gia dự báo số lao động có việc làm sẽ tiếp tục tăng và tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống. Những nhân tố này là dấu hiệu cho thấy đà phục hồi của nền kinh tế, qua đó đẩy đồng USD mạnh lên và gây sức ép đối với giá vàng.

Kết thúc cuộc họp hai ngày 30-31/1, Fed quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 1,25-1,5%. Tuy nhiên, cơ quan này cũng đánh đi tín hiệu sẽ tiếp tục lộ trình nâng dần lãi suất giữa lúc nền kinh tế và thị trường việc làm khá “khỏe mạnh”. Trong thông báo sau cuộc họp, Fed nhận định lạm phát dự kiến sẽ đi lên trong năm nay và ổn định ở quanh mức mục tiêu 2%.

Trên thị trường nông sản, giá đường thô hồi phục trở lại (do USD giảm giá) sau khi giảm 3,6% ở phiên trước.

Đường thô giao tháng 3 giá tăng 0,14 US cent tương đương 1,1% lên 13,37 US cent/lb; đường trắng giao cùng kỳ hạn tăng 1 USD tương đương 0,3% lên 357,50 USD/tấn.

Đường đã kết thúc tháng 1 giảm giá 12,7%, mức giảm mạnh nhất trong vòng 10 tháng do nguồn cung dư thừa trên toàn cầu trong bối cảnh sản lượng cao ở cả EU, Thái Lan và Pakistan.

Các chuyên gia nhận định thị trường sẽ vẫn yếu trong những tuàn tới do nguồn cung trên toàn cầu hiện đang dồi dào trong bối cảnh sản lượng vẫn tiếp tục cao ở tất cả các nước sản xuất chủ chốt trong niên vụ 2017/2018.

Với cà phê, giá arabica giao tháng 3 giảm 0,45 US cent tương đương 0,4% xuống 1,214 USD/lb; robusta giao cùng kỳ hạn tăng 7 USD tương đương 0,4% lên 1.769 USD/tấn.

Thị trường cà phê tiếp tục chịu áp lực từ hoạt động bán kiếm lời, với dự báo sản lượng tăng ở Brazil.

Nông dân Việt Nam vẫn lưỡng lự không muốn bán cà phê lúc này vì giá thấp. Trong khi đó, tại Indonesia, sản lượng cà phê dự báo sẽ khoảng 500.000 tấn, giảm 1/5 so với năm trước đó.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

/-

/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

65,80

1,40

1,7%

Dầu Brent

USD/thùng

69,65

0,90

1,1%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

44.860,00

510,00

1,15%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,88

0,02

0,81%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

190,11

0,53

0,28%

Dầu đốt

US cent/gallon

209,28

0,24

0,11%

Dầu khí

USD/tấn

622,50

4,75

0,77%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

60.030,00

700,00

1,18%

Vàng New York

USD/ounce

1.352,00

4,10

0,30%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.729,00

15,00

0,32%

Bạc New York

USD/ounce

17,19

0,04

0,20%

Bạc TOCOM

JPY/g

60,90

0,00

0,00%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

1.004,84

-2,88

-0,29%

Palladium giao ngay

USD/t oz.

1.038,29

-2,45

-0,24%

Đồng New York

US cent/lb

321,10

0,20

0,06%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

7.119,00

1,00

0,01%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

2.225,00

5,50

0,25%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

3.557,00

17,00

0,48%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

21.400,00

-280,00

-1,29%

Ngô

US cent/bushel

361,50

-0,25

-0,07%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

450,25

-0,75

-0,17%

Lúa mạch

US cent/bushel

267,75

0,50

0,19%

Gạo thô

USD/cwt

12,37

-0,04

-0,28%

Đậu tương

US cent/bushel

985,00

0,00

0,00%

Khô đậu tương

USD/tấn

334,00

0,00

0,00%

Dầu đậu tương

US cent/lb

32,83

-0,07

-0,21%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

494,30

-2,40

-0,48%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.017,00

21,00

1,05%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

121,40

-0,45

-0,37%

Đường thô

US cent/lb

13,37

0,14

1,06%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

149,00

0,30

0,20%

Bông

US cent/lb

78,35

1,07

1,38%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

475,10

4,20

0,89%

Cao su TOCOM

JPY/kg

193,30

-0,20

-0,10%

Ethanol CME

USD/gallon

1,43

0,03

2,28%

 

Nguồn tin: vinanet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Điểm tin thị trường xăng dầu thế giới hôm nay, 29/6/2022

Giá dầu thô kỳ hạn trước cuộc họp OPEC hôm thứ Tư đang có xu hướng cao hơn, phần lớn củng cố mức tăng mạnh của tuần do tình trạng thiếu hụt nguồn cung tiếp tục chiếm ưu thế.
Hợp đồng Brent ICE tháng 8 giao dịch ở mức 118,65 USD/thùng (1057 GMT), s..

Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi: Hiệp định OPEC chỉ là khởi đầu

Quyết định của OPEC để đưa vào khuôn phép tỷ lệ tuân thủ với thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu năm 2016 là “tạm thời”, Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia Khalid al-Falih cho biết sau cuộc họp, được hãng ..

Canada xem xét nới lỏng các mục tiêu phát thải của ngành công nghiệp dầu

Chính phủ liên bang Canada có thể cho ngành công nghiệp dầu mỏ thêm thời gian để đáp ứng các mục tiêu giảm phát thải được cho là sẽ đạt được vào năm 2030.
Trong một cuộc phỏng vấn với CBC, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu Canada Steven Guilbeault nói rằ..

Giá dầu hôm nay (24/5): Giảm giá do sản lượng OPEC tăng

Giá dầu hôm nay tiếp tục giảm, kéo theo kỳ vọng rằng các thành viên OPEC có thể đẩy mạnh sản xuất khi đối mặt với những lo ngại về nguồn cung từ Venezuela và Iran. 
Dầu giảm giá do ..