Hàng hóa TG sáng 21/11: Giá nhiều mặt hàng sụt giảm

Phiên giao dịch 20/11 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 21/11 giờ VN), giá hầu hết các hàng hóa chủ chốt trên thị trường thế giới đều giảm.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu tiếp tục giảm trước thềm cuộc họp cuả Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và một phần do USD tăng giá.

Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 12/2017 trên sàn New York giảm 46 US cent (0,8%) xuống 56,09 USD; dầu Brent giao tháng 1/2018 trên sàn London giảm 50 US cent (0,8%) xuống còn 62,22 USD/thùng.

Thị trường dầu thô đã chịu sức ép giảm trong suốt hai tuần qua. So với thời điểm đạt đỉnh vào đầu tháng 11/2017, giá hiện đã mất 2,6%.

Tuần trước, OPEC dự đoán nhu cầu đối với dầu do tổ chức này sản xuất trong năm 2018 sẽ tăng thêm 460.000 thùng/ngày lên 33,42 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) rằng nhu cầu kể trên sẽ giảm 320.000 thùng/ngày xuống 32,38 triệu thùng/ngày.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng với các nước sản xuất dầu ngoài OPEC, trong đó có Nga, đã cắt giảm sản lượng kể từ đầu năm 2017 nhằm nỗ lực giảm bớt lượng dầu dự trữ trên thế giới và hỗ trợ giá “vàng đen”. Thỏa thuận này sẽ hết hiệu lực vào tháng 3/2018 và OPEC sẽ họp vào ngày 30/11 tới để thảo luận về vấn đề liên quan. Hiện có dự đoán cho rằng OPEC có thể sẽ kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu cho hết năm 2018.

Về thông tin liên quan, IEA cho biết Mỹ được dự kiến chiếm hơn 80% tăng trưởng sản lượng dầu mỏ toàn cầu trong 10 năm tới và họ sẽ sản xuất nhiều hơn 30% khí đốt so với Nga vào thời điểm đó.

Giám đốc IEA ông Fatih Birol cho biết tại một hội nghị khí hậu Liên hợp quốc ở Bonn “điều này có liên quan tới các thị trường dầu mỏ, giá, dòng thương mại, xu hướng đầu tư và địa chính trị của năng lượng”.

Ông cho biết Mỹ sẽ trở thành lãnh đạo không thể phủ nhận của sản xuất dầu mỏ và khí đốt trên thế giới.

IEA dự kiến các thị trường dầu mỏ tái cân bằng trong năm 2018 nếu nhu cầu dầu mỏ vẫn biến động mạnh và nếu tổ chức OPEC và các đồng minh gia hạn cắt giảm sản lượng.

OPEC và các nhà sản xuất khác được dự kiến gia hạn cắt giảm sản lượng ngoài tháng 3/2018 trong một nỗ lực cắt giảm dư cung.
IEA cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu 100.000 thùng/ngày trong năm nay và năm tới trong báo cáo tháng mới nhất của họ, xuống ước tính tương ứng 1,5 triệu thùng/ngày và 1,3 triệu thùng/ngày.

IEA cũng cho biết tồn kho dầu thô tại các nước phát triển giảm 40 triệu thùng trong tháng 9, giảm xuống dưới 3 tỷ thùng lần đầu tiên trong hai năm.
Theo số liệu riêng của OPEC, tồn kho trong tháng 9 cao hơn mức trung bình 5 năm là 154 triệu thùng. Các quốc gia OPEC cho biết họ muốn tồn kho giảm xuống mức trung bình 5 năm.

Thị trường khí đốt đang hướng tới Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Các nước xuất khẩu khí đốt (GECF) lần thứ 4 sẽ diễn ra vào ngày 24/11 tại Santa Cruz, Bolivia.

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh lần này, một hội thảo quốc tế và một cuộc họp giữa các Bộ trưởng dự kiến được tổ chức ngày 22/11.

GECF hiện được coi là nền tảng duy nhất cho trao đổi và hơp tác giữa các nước sản xuất và xuất khẩu khí đốt. Các cuộc gặp gỡ trong khuôn khổ của GECF cho phép đối thoại giữa các nhà sản xuất khí đốt và các quốc gia tiêu thụ nhằm đảm bảo sự ổn định và minh bạch của thị trường, cũng như đề ra một mức giá phù hợp cho tất cả các bên.

Trên thị trường kim loại quý, giá vàng cũng giảm do USD tăng.

Vàng giao ngay giá giảm 1,4% xuống còn 1.275,66 USD/ounce; vàng giao tháng 12 giảm 1,2% và khép phiên ở mức 1.275,30 USD/ounce.

Việc đồng USD tăng giá cũng tác động tiêu cực tới giá cả của dầu mỏ và các loại hàng hóa.

Phiên này, đồng USD chạm mức cao nhất trong gần một tuần qua so với giỏ các đồng tiền chủ chốt, khi đồng euro suy yếu trước những nguy cơ chính trị liên quan đến thất bại của Thủ tướng Đức Angela Merkel trong việc thành lập chính phủ liên minh. Đồng USD đã tăng 0,4% so với euro sau khi các cuộc đàm phán thành lập chính phủ liên minh ở Đức thất bại, có thể làm tăng tình hình bất ổn tại Liên minh châu Âu (EU). Triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất trong cuộc họp dự kiến vào tháng 12 tới cũng trợ sức cho đồng USD so với các đồng tiền chủ chốt khác như đồng yen. Goldman Sachs dự đoán thị trường lao động và tình hình lạm phát cải thiện hơn sẽ làm cơ sở cho Fed nâng lãi suất bốn lần trong năm 2018.

Giá vàng khá nhạy cảm với việc nâng lãi suất của Mỹ, do lãi suất tăng sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng, đồng thời làm đồng USD tăng giá khiến kim loại quý này trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua nắm giữ các đồng tiền khác.

Với những kim loại quý khác, giá bạc giảm 2,3% xuống còn 16,91 USD/ounce, trong khi giá bạch kim giảm 3% và được giao dịch ở mức 922,30 USD/ounce.

Trên thị trường nông sản, giá đường quay đầu giảm mạnh do hoạt động bán ra. Đường thô giao tháng 3 giá giảm 0,39 US cent tương đương 2,5% xuống 14,98 US cent/lb, trong khi đường trắng giảm 5 USD tương đương 1,3% xuống 388,80 USD/tấn.

Cà phê cũng giảm giá, với robusta giao tháng 1 giảm 14 USD tương đương 0,8% xuống 1.810 USD/tấn, trong khi arabica giảm 1,5% tương đương 1,2% xuống 1,2575 USD/lb. 

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

11/11

/-

/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

55,63

-0,92

-1,63%

Dầu Brent

USD/thùng

61,51

-1,21

-1,93%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

41.490,00

-580,00

-1,38%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

3,06

-0,04

-1,19%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

171,90

-2,57

-1,47%

Dầu đốt

US cent/gallon

190,71

-3,95

-2,03%

Dầu khí

USD/tấn

552,75

-10,00

-1,78%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

56.950,00

-500,00

-0,87%

Vàng New York

USD/ounce

1.285,40

-11,10

-0,86%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.631,00

-8,00

-0,17%

Bạc New York

USD/ounce

17,00

-0,38

-2,18%

Bạc TOCOM

JPY/g

61,50

-0,50

-0,81%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

934,79

-17,14

-1,80%

Palladium giao ngay

USD/t oz.

996,55

-0,12

-0,01%

Đồng New York

US cent/lb

309,55

0,45

0,15%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

6.777,00

40,00

0,59%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

2.104,00

2,00

0,10%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

3.180,00

36,00

1,15%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

19.475,00

125,00

0,65%

Ngô

US cent/bushel

355,50

0,50

0,14%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

438,25

-5,25

-1,18%

Lúa mạch

US cent/bushel

268,25

-4,00

-1,47%

Gạo thô

USD/cwt

12,31

0,03

0,20%

Đậu tương

US cent/bushel

984,25

-6,25

-0,63%

Khô đậu tương

USD/tấn

318,30

-1,70

-0,53%

Dầu đậu tương

US cent/lb

34,15

-0,44

-1,27%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

515,60

-3,80

-0,73%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.091,00

-40,00

-1,88%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

125,35

-1,90

-1,49%

Đường thô

US cent/lb

15,01

-0,36

-2,34%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

166,75

-0,05

-0,03%

Bông

US cent/lb

69,69

0,34

0,49%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

429,70

-10,00

-2,27%

Cao su TOCOM

JPY/kg

190,80

1,30

0,69%

Ethanol CME

USD/gallon

1,40

-0,01

-0,78%

 

Nguồn tin: vinanet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Saudi Arabia tăng cường ngoại giao dầu mỏ trước cuộc họp OPEC

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid Al-Falih và các nhân viên của ông đang bận rộn trong những ngày này. Bộ trưởng và một số trợ lý của ông đang liên tục đàm phán với..

Tốc độ tái cân bằng thị trường dầu mỏ đang chậm lại | Hoanghungpetro.com.vn

Nhóm các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết, quá trình tái cân bằng của thị trường dầu mỏ được chờ đợi từ lâu đang có tốc độ chậm lại. 
Theo báo cáo hàng th

Nigeria có thể sản xuất dầu với mức chi phí 20 USD/thùng

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Nigeria có thể sản xuất dầu thô ở mức chi phí khoảng 20 USD/thùng, nhưng có kế hoạch đưa mức này thậm chí xuống thấp hơn, còn 15 USD/thùng, gi

Sản lượng dầu thô tháng 10 của Việt Nam giảm 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái

Sản lượng dầu thô của Việt Nam trong tháng 10 ước tính đạt 1,12 triệu tấn (265.000 thùng/ngày), giảm 5,1% so với năm ngoái. 
Ảnh minh họa
Theo báo cáo của Tổng cục thống kê cho biế..