Hành động cân bằng dầu thô của OPEC trong bối cảnh cuộc chiến giữa Iran và Saudi

Dầu kỳ hạn kết thúc ở mức cao thứ tám tuần hôm thứ Sáu tuần trước, tăng lên gần 70 USD/thùng trong suốt tuần trước. Sự tăng vọt này là phản ứng tức thời của các thị trường do sự sụt giảm bất ngờ của lượng hàng tồn kho dầu thô của Mỹ lên tới hơn 2,6 triệu thùng và mong muốn sẽ mở rộng việc cắt giảm sản lượng đến năm 2019 của Saudi.

Nhưng đằng sau tình huống đang diễn ra này, có ít nhất hai sự phát triển khác đã tác động đến cả hai – địa chính trị năng lượng và toán học tổng thể của nó.

Các chuyên gia đang bắt đầu cân nhắc đến lập trường cứng rắn hơn của Mỹ với Iran và ảnh hưởng có thể có của nó đối với các thị trường dầu thô. Có một sự đồng thuận ngày càng tăng rằng vào ngày 12 tháng 5, Tổng thống Trump sẽ không ký vào bãi miễn cấm vận Tehran.

Và trong khi đó, với hoàng tử Saudi, Mohammad bin Salman, nhấn mạnh rằng trong trường hợp Iran có vũ khí hạt nhân, Saudi Arabia cũng sẽ lựa chọn năng lượng hạt nhân, sức nóng chính trị ở khu vực giàu dầu mỏ đang tăng lên và bắt đầu tác động vào thị trường năng lượng.

Lần đầu tiên trong nhiều tháng, mức phí bảo hiểm rủi ro tăng lên. Các thị trường dường như lưu ý không chỉ các kịch bản địa chính trị mới nổi mà còn khả năng giảm sản lượng của Venezuela.

Tuy nhiên, kịch bản dầu thô trung và dài hạn tiếp tục tối tăm. Các chuyên gia chưa sẵn sàng, ít nhất là vẫn, đang bỏ qua các tiêu cực tiềm ẩn.

Sản lượng dầu thô Mỹ tăng vẫn là một nguyên nhân chính gây lo ngại. Theo dự báo Năng lượng ngắn hạn của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), được công bố đầu tháng này, sản lượng dầu thô của Mỹ đã đạt mức trung bình 10,3 triệu thùng/ngày trong tháng 2, tăng 230.000 thùng/ngày so với tháng 1. Con số này cao hơn 1 triệu thùng/ngày so với sản lượng trung bình của Mỹ là 9,3 triệu thùng/ngày của năm 2017.

EIA hiện đang dự báo rằng sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ đạt 10,7 triệu thùng/ngày vào năm 2018 và 11,3 triệu thùng/ngày vào năm 2019.

Sản lượng dầu thô của Mỹ đang phát triển không chỉ phủ nhận những nỗ lực của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga, nó cũng chiếm thị phần đã được hy sinh bởi liên minh.

Điều này sẽ ảnh hưởng đến các phép toán dầu thô và các nhà phân tích đang ghi nhận. Theo một báo cáo của Reuters, các quỹ phòng hộ đã tiếp tục thanh lý các vị thế dài của họ trong dầu thô và nhiên liệu tinh chế trong bối cảnh những dấu hiệu cho thấy đà tăng giá có thể sẽ biến mất.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng ghi nhận điều này. Trong bản báo cáo thị trường dầu hồi tháng 3, nhóm này đã tăng dự báo sản lượng ngoài Opec trong năm 2018, phản ánh sản lượng tăng của Mỹ, dự đoán nguồn cung ngoài Opec sẽ lớn hơn nhu cầu tăng trưởng trong năm nay.

Rystad Energy, hãng tư vấn năng lượng của Na Uy trong một báo cáo gần đây, cũng nhấn mạnh rằng giá dầu thô có thể sẽ sụp đổ trong năm 2019 trừ phi Opec tăng cường và mở rộng việc cắt giảm sản lượng dầu, do sản xuất từ ​​ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ ngày càng phát triển.

Rystad thậm chí có nhiều dự báo lạc quan hơn về sản lượng dầu của Mỹ. Giám đốc điều hành Jarand Rystad cho biết: “Đá phiến sét không chết, đá phiến được tái sinh và có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ thậm chí ở mức 40-50 USD. Nó có khả năng tiếp tục nghiền nát thị trường dầu mỏ,” ông nhấn mạnh.

Báo cáo của Rystad hiện dự đoán rằng sản lượng của Mỹ có thể tăng lên 11,4 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay và có thể lên đến 12,7 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2019 nhờ chi phí thấp hơn và hiệu suất sản xuất của giếng cao hơn.

ING Groep NV cho hay, sự gia tăng mạnh mẽ các chuyến hàng của Mỹ sang châu Á đe dọa làm làm suy yếu thỏa thuận giữa Opec và các đồng minh, mang nguy cơ khiến dầu trượt xuống dưới 60 đô la một thùng.

Warren Patterson của ngân hàng Hà Lan này cho biết, mặc dù nhóm nhà sản xuất đã tuân thủ cam kết nhằm hạn chế sản lượng, nguồn cung của Mỹ đang giánh lấy thêm một phần của thị trường Châu Á được đánh giá cao có thể khiến một số quốc gia tăng nguồn cung. Hậu quả của điều này có thể kéo giá dầu đi xuống, ông nhấn mạnh.

Một số báo cáo cũng chỉ ra rằng OPEC đang chia thành hai phe riêng biệt. Một bên là Saudi Arabia, muốn giá dầu ở mức 70 USD/thùng hoặc cao hơn (vì lý do rõ ràng của việc IPO sắp tới của Aramco), và bên còn lại Iran muốn giá khoảng 60 USD.

“Nếu giá nhảy vọt lên đến khoảng 70 đô la … nó sẽ thúc đẩy việc sản xuất dầu mỏ ở Mỹ”, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh nói với The Wall Street Journal trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi.

Hành động cân bằng của Opec dường như đang đối mặt một số thách thức thực sự. Nhưng liệu Riyadh sẽ chú ý đến điều này? Điều này vẫn sẽ là một câu hỏi cực kỳ quan trọng.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Truy tố đường dây buôn lậu xăng dầu 2.000 tỷ có hải quan tiếp tay

Viện kiểm sát nhân dân Tối cao đã truy tố các bị can trong vụ buôn lậu hơn 135 triệu lít xăng dầu, trị giá hơn 2.000 tỷ đồng được nhập lậu vào Việt Nam có sự tiếp tay của hải quan.
..

WoodMac cho rằng thặng dư trong thị trường dầu trong năm 2018 và 2019 | Hoanghungpetro.com.vn

Thị trường dầu dự kiến ​​sẽ thặng dư trong năm nay do sự tăng trưởng của sản lượng dầu thô Mỹ đạt khoảng 1,7 triệu thùng mỗi ngày, một nhà phân tích năng lượng hàng đầu cho biết tại một hội nghị ở London..

Hiệp ước Iran có thể khiến giá dầu sụp đổ

Một trong những bất ổn lớn nhất trong thị trường dầu mỏ hiện nay là tình hình chính trị liên quan đến Iran. Với phí “rủi ro chiến tranh” ở mức cao trong khu vực Vịnh Ba Tư, không có g

Xung đột năng lượng giữa Mexico và Hoa Kỳ leo thang

Mexico hy vọng các cuộc đàm phán do Hoa Kỳ khởi xướng theo Thỏa thuận Hoa Kỳ-Mexico-Canada (USMCA) về việc Mexico ưu tiên các công ty năng lượng nhà nước hơn các công ty tư nhân của Hoa Kỳ sẽ đạt được một “giải pháp thỏa đáng”, Thứ trưởng Kinh tế Mex..