Thị trường lo ngại giá dầu sụp đổ: OPEC có nên cắt giảm thêm sản lượng?

 

Đã gần ba năm kể từ khi nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới và cũng là nhà lãnh đạo thực tế của OPEC, Ả Rập Xê Út đã liên minh với Nga để bắt đầu quản lý nguồn cung dầu với hy vọng tái cân bằng thị trường, và nói cách khác là ổn định thị trường, nghĩa là giá dầu cao hơn.

Tuy họ đã cố gắng đặt ra một mức giá sàn cho dầu, nhưng các đồng minh trong thỏa thuận OPEC đã thất bại trong việc đẩy giá lên cao hơn. Với những lo ngại về nhu cầu chứng lại, các nhà lãnh đạo của hiệp ước – gồm Ả Rập Saudi và Nga – phải đối mặt với một thử thách khó khăn phía trước. Họ có nên cắt giảm sâu hơn và mất thêm thị phần, (phần lớn) là trao cho dầu của Mỹ? Hay họ chỉ nên duy trì và chờ cơn bão đi qua, hỗ trợ thị trường về ‘sự ổn định’ trong thời gian này?

Ngoài những câu hỏi này, các nhà lãnh đạo của liên minh OPEC hiện đang phải đối mặt với một lực khác trên thị trường dầu mỏ- đó là sự gia tăng khó lường về địa chính trị, khi các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ quan trọng của Ả Rập Saudi đã làm gián đoạn 5% nguồn cung dầu toàn cầu trong vài tuần.

Bất chấp việc cắt giảm sản lượng liên tục từ liên minh OPEC , và mặc dù nguồn cung dầu bị gián đoạn tồi tệ nhất trong lịch sử, giá dầu không chỉ có xu hướng tăng cao hơn đáng kể, mà giờ đây thậm chí còn thấp hơn so với trước khi xảy ra vụ tấn công. Vào ngày 13 tháng 9, giá dầu thô Brent đóng cửa ở mức 60,22 USD/thùng. Thế nhưng vào ngày 2 tháng 10, Brent chốt phiên ở mức 57,75 đô la/thùng, sau khi Saudis trấn an thị trường trong những tuần qua rằng công suất bị ảnh hưởng đã được khôi phục và không một lô hàng dầu nào cho khách hàng bị bỏ qua.

Chắc chắn, sự trấn an của Saudi đã đóng một vai trò quan trọng trong việc gây sức ép lên giá dầu sau khi tăng mạnh nhất vào ngày sau các cuộc tấn công. Nhưng những lo ngại kéo dài về sự tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu chậm chạp và các nền kinh tế suy yếu đã quay trở lại thị trường và khiến giá dầu xuống thấp hơn so với trước khi xảy ra các cuộc tấn công.

Giá dầu vừa có quý tồi tệ nhất trong năm nay, kết quả ba tháng tồi tệ nhất kể từ Q4 2018 khi giá rớt 40% sau khi Mỹ cấp miễn trừ sáu tháng cho tám nưcos mua dầu lớn nhất của Iran.

Trong quý 3, những lo ngại về nhu cầu đã lấn át địa chính trị và thực tế là các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và Venezuela đã siết chặt hơn nữa và cắt đứt một số nguồn cung dầu nhiều hơn cho thị trường, bên cạnh việc cắt giảm của OPEC .

Và một câu hỏi bắt đầu len lỏi vào tâm trí của các nhà phân tích hàng đầu: liệu những cắt giảm đó đã đủ chưa?

“Tôi nghĩ rằng họ sẽ muốn tiếp tục duy trì việc cắt giảm trong OPEC và sẽ bắt đầu sử dụng mối quan tâm về nền kinh tế toàn cầu và chiến tranh thương mại để tiếp tục đến cùng”, Joe McMonigle, Cố vấn năng lượng cao cấp của Hedgeye Risk Management, nói với Bloomberg.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và nhiều tổ chức cùng nhiều nhà phân tích khác, trong đó có OPEC, đã chạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ của họ nhiều lần trong năm nay, do các dấu hiệu tăng trưởng kinh tế trên thế giới chậm lại, ngoài ra còn do thương chiến Mỹ-Trung.

Nếu tốc độ của nền kinh tế toàn cầu xấu đi hơn nữa, IEA có thể điều chỉnh giảm một lần nữa kỳ vọng tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ cho năm nay và năm tới, giám đốc điều hành Fatih Birol cho biết vào tuần trước.

Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cũng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu chậm lại trong năm nay do các tranh chấp thương mại và cho rằng tăng trưởng có thể chỉ là 1 triệu thùng mỗi ngày. Tuy nhiên, kỳ vọng là vào đầu năm 2020, tăng trưởng nhu cầu sẽ tăng lên 1,4 triệu thùng/ngày, Novak hy vọng.

Nga và Ả Rập Saudi cần tiếp tục hợp tác, trong cả việc ổn định thị trường dầu mỏ, Novak phát biểu trong cuộc họp với Bộ trưởng Năng lượng Saudi Abdulaziz bin Salman bên lề Diễn đàn Tuần lễ Năng lượng Nga tại Moscow hôm thứ Tư.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nga cảnh báo rằng “thiên nga đen”- tưc slaf những sự kiện cực kỳ khó lường với những tác động nghiêm trọng- đang “bao trùm” thị trường dầu mỏ, khiến việc dự báo trở nên khó khăn hơn.

Tại diễn đàn năng lượng tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng nhận xét về liên minh OPEC và nói rằng “Nga vẫn là một đối tác có trách nhiệm đối với thỏa thuận OPEC . Chúng tôi tin rằng việc hợp tác sẽ tiếp tục phát triển”.

Tại một cuộc họp với Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo, lúc đó Novak cũng có mặt, ông Putin nói rằng “cuộc tấn công gần đây vào các cơ sở dầu mỏ ở Ả Rập Saudi chắc chắn đã gây ra sự tăng giá dầu, nhưng tôi chắc chắn rằng mọi thứ sẽ trở lại với các chỉ số ngày nay bởi vì không có căn cứ nghiêm trọng nào cho những biến động cơ bản của thị trường. Chúng không tồn tại một phần do những nỗ lực chung của chúng tôi để ổn định thị trường thế giới”.

Nhưng với tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu và các nền kinh tế chậm lại, Ả Rập Xê Út và Nga có lẽ không chỉ tiếp tục hợp tác mà còn phải làm cho nó linh hoạt hơn để giảm thiểu tác động có thể tàn phá của một sự kiện “thiên nga đen” trên thị trường dầu mỏ.

                                                                                                                                                                                                                           Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Tương lai của dầu đá phiến Mỹ khi phụ thuộc quá nhiều vào lưu vực Permian

Sản lượng dầu của Mỹ gần đây đã phá vỡ một kỷ lục nữa, lên tới 10,619 triệu thùng/ngày trong tuần cuối cùng của tháng Tư, và bầu trời dường như là giới hạn cho các công ..

Giá xăng dầu hôm nay (3-6): Tiếp đà tăng

Tăng tốc hơn 1% do tồn kho dầu của Mỹ giảm, giá dầu Brent và WTI hôm nay tiếp đà leo dốc, đều vượt 117 USD/thùng.
Giá xăng dầu thế giới
Theo oilprice, lúc 6 giờ 5 phút ngày 3-6 (giờ Việt Nam), giá dầu thô WTI của Mỹ giao tháng 7 ..

Tổng thống Mỹ đề xuất không đánh thuế xăng dầu trong 3 tháng

Rạng sáng 23/6 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đề xuất giảm thuế xăng dầu.
Theo đó, Tổng thống Mỹ đề nghị Quốc hội Mỹ, không đánh thuế liên bang đối với các mặt hàng xăng dầu trong thời gian 90 ngày.
Giảm thuế đối ..

Xăng dầu nhập từ Trung Quốc tăng 101,4%

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 7 tháng đầu năm 2018 đạt 35,8 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2017. 
Ảnh minh họa.
Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng h