Hướng đi mới cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Ngày 26-9, tại Hà Nội, Tạp chí Cộng sản và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức buổi hội thảo với chủ đề “Ngành Dầu khí Việt Nam và hội nhập quốc tế”.

Trong buổi hội thảo này, tham luận của nhiều học giả, nhà nghiên cứu kinh tế, chuyên gia đầu ngành về dầu khí tập trung phân tích, xác định hướng phát triển của Tập đoàn Dầu khí (TĐDK) trong thời gian tới.

Một trong những vấn đề được các đại biểu quan tâm bàn luận là làm thế nào để Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị về “Định hướng chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và đến nửa đầu năm 2035” đi vào thực tiễn.

Tháng 7-2015, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị tạo ra luồng gió mới trong TĐDK Việt Nam.

Bởi, cán bộ, nhân viên, người lao động ở TĐDK Việt Nam vui mừng, phấn khởi khi thấy Bộ Chính trị đã nhìn ra hết những thuận lợi và khó khăn của TĐDK trong việc phát triển tới năm 2035. Nhiều việc được nêu trong Nghị quyết 41 như chiếc “chìa khóa” để mở ra cánh cửa cho TĐDK Việt Nam phát triển. Với nghị quyết này, nếu triển khai một cách nghiêm túc, cụ thể, thì đó sẽ là động lực lớn để TĐDK Việt Nam phát triển nhanh, bền vững. 

Ảnh minh họa.

Trong nghị quyết đã đánh giá những đóng góp to lớn của TĐDK Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế đất nước và bảo vệ chủ quyền biển đảo, góp phần quan trọng bảo vệ an ninh năng lượng quốc gia. Theo đó, Nghị quyết 41 đánh giá: TĐDK Việt Nam là doanh nghiệp chủ lực của ngành dầu khí đã có những bước phát triển vượt bậc, cùng với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và các doanh nghiệp khác trong ngành dầu khí có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; đi đầu trong mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia có hiệu quả bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông và giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược biển Việt Nam.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị cũng thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, yếu kém của TĐDK Việt Nam nói riêng, ngành dầu khí nói chung, trong đó đáng chú ý là: Quá trình xây dựng TĐDK Việt Nam theo mô hình Tập đoàn Kinh tế công nghiệp-thương mại-tài chính những năm 2006-2008 đã để xảy ra tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, hiệu quả thấp, thậm chí thua lỗ, lãng phí, thất thoát; nhiều vấn đề đến nay vẫn chưa được giải quyết…

Từ những đánh giá trên, Nghị quyết 41 cũng nêu ra những nguyên tắc cho sự phát triển của TĐDK, đó là: Phát triển ngành dầu khí Việt Nam theo nguyên tắc kinh tế thị trường; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và tăng cường tính chủ động trong quản trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Xây dựng hành lang pháp luật đặc thù nhằm tăng quyền chủ động cho TĐDK Việt Nam, nhất là về quyền tự quyết định, tự chịu trách nhiệm đi đôi với kiểm tra, giám sát; về cơ chế đầu tư ra nước ngoài; về công tác tự tổ chức thực hiện các dịch vụ dầu khí đặc thù trong nội bộ TĐDK Việt Nam. Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại TĐDK Việt Nam, bảo đảm vận hành đầy đủ, đúng đắn cơ chế thị trường, phù hợp với xu hướng phát triển và hội nhập quốc tế; nghiên cứu phát triển các tổng công ty, công ty chuyên ngành trong lĩnh vực cốt lõi và các lĩnh vực chính đủ mạnh để có thể chủ động, tự thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Xây dựng chính sách giá khí hợp lý, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và doanh nghiệp, người dân và giữa doanh nghiệp với nhau làm tiền đề để phát triển mạnh mẽ hơn nữa công nghiệp khí Việt Nam.

TĐDK Việt Nam chủ động xây dựng, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển phù hợp với tỷ lệ để lại; có phương án tăng cường huy động nguồn vốn từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.

Nghị quyết 41 cũng yêu cầu: Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xem xét, cân đối nguồn lực cho TĐDK Việt Nam từ các nguồn vốn hợp pháp khác… trong trường hợp cần thiết để bảo đảm yêu cầu đầu tư phát triển của tập đoàn. Chính phủ xây dựng quy định cụ thể việc sử dụng và cơ chế kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn lực tài chính của TĐDK Việt Nam đúng mục đích và có hiệu quả.

Những vấn đề mà Nghị quyết 41 nêu ra, trong đó làm sao bảo đảm cho TĐDK hoạt động theo cơ chế thị trường là cực kỳ quan trọng. Để thực hiện được điều này là việc không đơn giản. Bởi, TĐDK Việt Nam là 100% vốn Nhà nước. Vậy để tập đoàn hoạt động theo nguyên tắc kinh tế thị trường một cách đầy đủ, thì trước mắt phải tập trung rà soát lại tất cả các khuôn khổ của pháp luật, các chế độ chính sách đã có từ trước, mà nay nhiều điều không còn phù hợp trong nền kinh tế thị trường. Điều này đòi hỏi Chính phủ, Bộ Công Thương, TĐDK cùng Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải “xắn tay áo” vào rà soát lại tất cả các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của TĐDK, đồng thời xây dựng một khuôn khổ pháp lý mới cho hoạt động của tập đoàn.

Đây là vấn đề cốt tử và có ảnh hưởng một cách toàn diện tới sự phát triển của TĐDK tới năm 2035. Nếu không làm được điều này thì Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị sẽ khó có khả năng đi vào thực tiễn.

Vấn đề thứ hai mà nghị quyết đưa ra là hết sức cấp thiết, đó là phải huy động các nguồn tài chính bên ngoài để tăng cường nguồn lực tài chính cho TĐDK. Muốn làm được việc này, không còn cách nào khác là phải cổ phần hóa triệt để, không chỉ một số đơn vị thành viên của tập đoàn mà phải cổ phần hóa cả TĐDK. Đây là vấn đề rất lớn và có tính chiến lược lâu dài, bởi lẽ, hiện nay chưa ai dám bàn đến việc cổ phần hóa toàn bộ TĐDK. Nên chăng, chúng ta hãy học theo mô hình phát triển của Petronas (TĐDK Quốc gia Malaysia). Những người công tác ở TĐDK hiểu rõ hơn ai hết những rào cản hiện nay đối với sự phát triển của tập đoàn và thậm chí đã ví tập đoàn như một võ sĩ có thể lực đã yếu, võ nghệ chưa cao mà khi lên võ đài thi đấu với các võ sĩ nước ngoài lại bị xích chân, xích tay. Một điều đáng mừng là Chính phủ đang quyết liệt cải cách các thủ tục hành chính, tháo dỡ các rào cản cho sự phát triển của doanh nghiệp, trong đó có cả doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiêp Nhà nước.

Vậy hơn lúc nào hết, Chính phủ phải chỉ đạo các bộ, ban, ngành có liên quan tới sự phát triển của TĐDK mà Nghị quyết 41 đã nêu ra, cùng nhau trao đổi, bàn thảo và nên chăng, Chính phủ sẽ lập một tổ công tác đặc biệt để bàn cách làm thế nào để hiện thực hóa Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị.

Chỉ thực hiện một cách nghiêm túc Nghị quyết 41 thì TĐDK Việt Nam mới có thể phát triển bền vững và giữ được vai trò chủ lực của nền kinh tế quốc gia.

Nguồn tin: qnnd.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu thế giới tăng khi thị trường bớt lo ngại về tình trạng dư cung

Giá dầu thế giới đi lên trong ngày 15/5 khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) thông báo rằng tình trạng dư cung trên thị trường “vàng đen” thế giới hầu như đã được ..

Triển vọng giá dầu vọt lên 100 USD/ thùng

  Theo CNBC đưa tin, giá dầu kỳ hạn tăng vọt lên 100 USD/thùng do sụt giảm mạnh trong sản xuất dầu của Venezuela, mặc cho Nga, Opec dự định tăng sản lượng.
Triển vọng giá dầu vọt lên 100 USD/ thùng. (Ản..

Mỹ xuất khẩu dầu thô đến Trung Đông | Hoanghungpetro.com.vn

p.p1 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 11.0px ‘Helvetica Neue’; color: #000000; -webkit-text-stroke: #000000} span.s1 {font-kerning: none} Động thái này khiến thị trường dầu thô thế giới đảo lộn.
Ảnh: Reuters
Theo Bloomb..

Áp giá trần cho dầu Nga của G7: Nói dễ hơn làm

Ý tưởng áp giá trần đối với xuất khẩu dầu của Nga để duy trì dòng chảy dầu nhưng làm giảm doanh thu của Điện Kremlin thoạt nghe có vẻ khá kỳ lạ – nhưng ý tưởng này đã xuất hiện được vài tuần nay.
Nó vừa nhận được một cú hích lớn tại cuộc họp G7 bắ..