IEA: Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu khí đốt hàng đầu thế giới trong năm 2019

 

Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cho biết Trung Quốc sẽ trở thành nhà nhập khẩu khí tự nhiên hàng đầu thế giới trong năm tới, thúc đẩy bởi lượng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), khi nền kinh tế siêu cường quốc này phát triển và tự loại bỏ năng lượng từ than tạo ra.

Trong báo cáo hàng năm về Khí đốt năm 2018, IEA cho biết nhu cầu khí tự nhiên của Trung Quốc sẽ tăng gần 60% từ năm 2017 tới năm 2023, đạt 376 tỷ m3 (bcm), gồm sự gia tăng nhập khẩu LNG lên 93 bcm vào năm 2023 từ 51 bcm trong năm 2017.

Nhập khẩu của LNG, khí tự nhiên siêu lạnh thành dạng chất lỏng vì thế có thể vận chuyển bằng tàu trên khắp thế giới, sẽ tăng lên 505 bcm vào năm 2023 từ 391 bcm trong năm ngoái, tăng 114 bcm.

Trong khi xuất khẩu LNG toàn cầu sẽ tăng 30% vào năm 2023, Mỹ trở thành nguồn cung cấp lớn thứ hai trên thế giới, so với xuất khẩu không đáng kể năm ngoái, nhờ cánh mạng dầu đá phiến đã chuyển dịch các thị trường năng lượng.

Trung Quốc đã đe dọa áp thuế quan với dầu mỏ và khí đốt của Mỹ trong việc trả đũa thuế quan Washington áp đặt với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD, mặc dù LNG của Mỹ không có trong mối đe dọa đó.

Sự gia tăng của Trung Quốc lên vị trí hàng đầu vào năm tới như một nhà nhập khẩu khí đốt và LNG sẽ đẩy Nhật Bản xuống vị trí thứ hai, nhưng họ cùng với Hàn Quốc tiếp tục thống trị các thị trường này.

Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhập khẩu 55% trong tổng số 391 bcm LNG đã bán năm ngoái và sẽ mua 48% trong tổng số 505 bcm LNG bán trong năm 2023.

Khi tất cả châu Á được tính toán, doanh số bán LNG sẽ tăng lên 75% tổng doanh số LNG toàn cầu từ 72% năm ngoái.

Nhu cầu LNG tại ba khách hàng châu Á hàng đầu được thúc đẩy bởi chính sách họ chuyển sang năng lượng sạch hơn từ các nhà máy điện đốt than. Tại Nhật Bản, thảm họa hạt nhân Fukushima làm tăng nhu cầu sau khi các nhà máy hạt nhân dừng hoạt động.

Tại các nước châu Á khác như Indonesia, nơi gồm hàng trăm đảo, khí đốt vận chuyển bằng thuyền là một thuận lợi, cách thức nhận năng lượng sạch hơn và rẻ hơn so với các đường ống xây dựng cho khí đốt hay sử dụng các sản phẩm dầu mỏ như diesel.

Về mặt sản xuất, sản lượng khí tự nhiên toàn cầu sẽ tăng 10% vào năm 2023 đạt 4,12 nghìn tỷ mét khối (tcm), Mỹ đóng góp phần lớn khối lượng tăng trưởng trong giai đoạn này.

Phần lớn sự dư thừa đó sẽ được hóa lỏng thành LNG để xuất khẩu, khiến Mỹ trở thành nước bán LNG lớn thứ hai trên thế giới vào năm 2023 với 101 bcm, đẩy Australia xuống vị trí thứ 3 với 98 bcm và Qatar là nhà xuất khẩu hàng đầu với 105 bcm. LNG từ ba nước này chiếm 60% doanh số toàn cầu 505 bcm.

Nguồn tin: Vinanet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng dầu hôm nay 19/9: Lên mức cao do nguồn cung thắt chặt và triển vọng sức cầu

Sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc kì vọng sức cầu được cải thiện đáng kể trong thời gian tới. Trên thị trường thế giới, giá dầu WTI đạt 91 USD/thùng, tăng 0,01%. Trong […]

Giá dầu trung bình năm 2021 đạt mức cao nhất trong ba năm qua

Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) cho biết hôm thứ Ba nhu cầu dầu toàn cầu tăng nhanh hơn so với nguồn cung đã khiến giá dầu tăng vọt vào năm ngoái, với giá dầu thô Brent trung bình ở mức 71 USD/thùng – mức cao nhất trong vòng 3 năm qua.
T..

IMF: Nền kinh tế toàn cầu đang hướng tới sự suy thoái tồi tệ nhất trong 50 năm

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo nền kinh tế toàn cầu có thể đang phải đối mặt với một trong những đợt suy thoái mạnh nhất trong 50 năm trở lại đây.
Việc ngừng cung cấp hoàn toàn khí đốt của Nga đến châu Âu và thêm nhiều cú sốc lạm phát gia tăng..

Nhu cầu xăng, dầu diesel của Ấn Độ tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 5

 
Theo số liệu từ Bộ kế hoạch và phân tích dầu mỏ (PPAC) doanh số bán dầu diesel của xăng trong nước của Ấn Độ tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 5, đẩy nhu cầu nhiên liệu tổng thể của nước n