Iran cảnh báo Mỹ về thỏa thuận hạt nhân

Giá dầu tuần tới ‘nín thở’ chờ Mỹ phán quyết số phận của thỏa thuận hạt nhân Iran 

Cuộc “so găng” giữa Mỹ và Iran có thể tiếp tục là nhân tố chính chi phối tâm lý trên thị trường dầu mỏ tuần tới sau khi giá dầu WTI lên mức cao nhất trong hơn ba năm qua.

‘Số phận’ của thỏa thuận hạt nhân Iran
Từ nay đến ngày 12/5, Tổng thống Donald Trump phải quyết định có rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 và tái áp đặt trừng phạt lên một trong những quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới này hay không.

Ông Trump liên tục đe dọa, nếu các đồng minh châu Âu không sửa đổi những “sai lầm tồi tệ” trong thỏa thuận này, ông sẽ rút Mỹ khỏi thỏa thuận trên và tái áp đặt trừng phạt lên Iran.

Nếu Mỹ tái áp đặt trừng phạt lên Iran, xuất khẩu dầu mỏ của nước này sẽ sụt giảm, kéo theo nguồn cung toàn cầu bị “bóp nghẹt”. Trao đổi trong chương trình Capital Connection trên CNBC ngày 26/4, ông Ehsan Khoman – trưởng bộ phận nghiên cứu kiêm chiến lược gia tại tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ (MUFG), cho rằng nếu các nước tái áp đặt trừng phạt lên Iran, thị trường thế giới có thể mất ít nhất 250 – 350 nghìn thùng dầu mỗi ngày từ nước này.

Iran – quốc gia sản xuất dầu lớn tại Trung Đông và là thành viên của Tổ chức các Quốc gia Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), giành lại vai trò nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới vào tháng 1/2016 sau khi Mỹ và các cường quốc châu Âu nới lỏng trừng phạt để đổi lại việc Tehran dừng chương trình hạt nhân của mình.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 6/5 cho biết nước này có kế hoạch đáp trả mọi động thái của Tổng thống Donald Trump và nước Mỹ sẽ phải hối tiếc về quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015.

Ảnh minh họa. Nguồn: Financial Tribune.

Diễn biến thị trường tuần qua

Giá dầu hưởng lợi những tuần vừa qua khi nhà đầu tư ngày càng tin vào khả năng Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, làm tăng nguy cơ nguồn cung dầu mỏ toàn cầu eo hẹp hơn.

Giá dầu WTI giao sau tại New York chốt phiên thứ Sáu tăng khoảng 2% lên 69,72 USD/thùng và chốt tuần tăng 2,4%. Giá dầu benchmark của Mỹ có thời điểm vọt lên 69,97 USD/thùng, cao nhất từ ngày 28/11/2014.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao sau tại London tăng 1,7% lên 74,87 USD/thùng trong phiên thứ Sáu và ghi nhận tuần tăng thứ tư liên tiếp với mức tăng 1,5% nhờ căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông và lo ngại nguồn cung gián đoạn từ các nước sản xuất chính như Iran và Venezuela.

Ngoài căng thẳng địa chính trị, nhà đầu tư cũng sẽ tiếp tục theo dõi mức tăng sản lượng dầu mỏ của Mỹ trong tuần tới. Các công ty khai thác dầu của Mỹ tăng thêm 9 giàn khoan trong tuần từ 27/4 – 4/5 lên tổng cộng 834 giàn khoan, cao nhất từ tháng 3/2015, theo báo cáo ngày 4/5 của hãng dịch vụ năng lượng Baker Hughes thuộc General Electric.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết sản lượng dầu nội địa của nước này tăng lên mức cao kỷ lục 10,62 triệu thùng/ngày trong tuần trước, chỉ thấp hơn sản lượng của Nga ở khoảng 11 triệu thùng/ngày.

Triển vọng và sự kiện tuần tới

Trong tuần tới, nhà đầu tư sẽ chờ đợi số liệu kho dầu thương mại của Mỹ vào hai ngày 8 và 9/5 để làm thước đo nhu cầu của quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới và tốc độ tăng sản lượng tại đây.

Ngày 8/5: Viện nghiên cứu Dầu khí Mỹ (API) công bố báo cáo tuần về nguồn cung dầu tại Mỹ.

Ngày 9/5: Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ công bố báo cáo tuần về kho xăng và dầu dự trữ của Mỹ.

Ngày 10/5: Chính phủ Mỹ công bố báo cáo nguồn cung khí tự nhiên dự trữ.

Ngày 11/5: Hãng dịch vụ năng lượng Baker Hughes công bố số liệu giàn khoan dầu tại Mỹ trong tuần.

Nguồn tin: vietnambiz.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Nước nào sẽ lấp đầy “khoảng trống” dầu mỏ của Saudi Arabia?

Sau vụ hai cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia bị tấn công, câu hỏi được giới phân tích tại Trung Đông đặt ra, đó là nước nào sẽ là bên phù hợp nhất để lấp đầy khoảng trống dầu mỏ củ..

Giá dầu châu Á đi xuống do nhu cầu tại Trung Quốc suy giảm

Giá dầu châu Á đi xuống trong phiên chiều 8/6 do nhu cầu tại Trung Quốc đi xuống trong khi sản lượng của Mỹ tiếp tục gia tăng. 
Giá dầu châu Á đi xuống do nhu cầu tại Trung Quốc suy giảm. ẢNh: A..

Kuwait ủng hộ việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC | Hoanghungpetro.com.vn

Kuwait ủng hộ việc tiếp tục gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sau thời điểm tháng 6/2017. 
Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait Essam al-Marzouk. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 14/3, Bộ trưởng Dầ..

Mỏ khí đá phiến lớn thứ hai thế giới của Argentina có thể giúp giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay

Argentina, nơi có mỏ khí đá phiến lớn thứ hai thế giới, không thể giúp châu Âu đang ‘khát’ khí đốt khi khu vực này đang tìm mọi cách để có được khí đốt tự nhiên không phải của Nga sau khi Nga xâm lược Ukraine. Trên thực tế, Argentina thậm chí còn khô..