Iran đổ lỗi do OPEC làm cho thỏa thuận sản xuất trở nên mập mờ

OPEC và các đối tác không thuộc OPEC, bao gồm Nga, đã đồng ý tăng sản lượng dầu sau các cuộc họp vào thứ Sáu và thứ Bảy tuần trước. Việc gia tăng sản xuất sẽ bắt đầu vào tháng Bảy bằng cách thúc đẩy cung “có thể đo lường được”, nhưng không có số lượng cụ thể được đưa ra.

Một trong những điểm nổi bật của cuộc họp OPEC hôm thứ Sáu là có thể dự đoán được – sự bất đồng rõ rệt giữa nhà lãnh đạo OPEC -Saudi Arabia với đối thủ trong khu vực- Iran, nhà sản xuất lớn thứ ba của OPEC, điều này có khả năng dẫn đến không có con số cụ thể nào được thống nhất.

Tuy nhiên, OPEC và các đối tác ngoài OPEC đã nói trong báo cáo rằng họ sẽ nâng nguồn cung bằng cách quay trở lại mức tuân thủ 100 phần trăm với thỏa thuận cắt giảm sản lượng đã đồng ý trước đó.

Bộ trưởng Năng lượng Saudi, Khalid al-Falih cho biết điều này ngụ ý việc tái phân bổ gián tiếp cho sản lượng thêm vào từ các nước không thể sản xuất nhiều dầu hơn sang cho các nước như là Saudi và các thành viên vùng Vịnh khác thuộc OPEC. Ông nói thêm rằng các nước trong và ngoài OPEC sẽ bơm thêm tổng cộng khoảng 1 triệu thùng mỗi ngày trong những tháng tới, tương đương 1% nguồn cung toàn cầu.

Tuy nhiên, đại diện của Iran trong OPEC, Hossein Kazempour Ardebili, đã phản đối và nói rằng không có sự tái phân bổ nào được đồng ý tại cuộc họp hôm thứ Bảy hay cuộc hội đàm OPEC một ngày trước đó.

Iran cũng không tán thành chính quyền Trump trong những tuần gần đây khi quốc gia Cộng hòa Hồi giáo này cố gắng một cách vô ích để có được sự ủng hộ toàn cầu để bù lại các biện pháp trừng phạt kinh tế sắp tới mà đang ảnh hưởng đến khả năng cắt giảm giao dịch kinh doanh quốc tế của nước này, trong đó có việc hãng dầu khí của Pháp Total sắp rút khỏi Iran do hãng này phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Mỹ để vay vốn. Hầu hết các công ty quốc tế khác, khi phải đối mặt với việc xa lánh Mỹ hoặc lựa chọn đứng về phía Iran, thì có rất ít sự lựa chọn ngoài việc phải làm theo như gương của Total.

Các công ty quốc tế khác đang chuẩn bị rút khỏi Iran hoặc ít nhất là hoãn lại kế hoạch của họ do các biện pháp trừng phạt được tái áp đặt trong đó có hãng dầu khí khổng lồ của Nga Lukoil. Reliance Industries, công ty Ấn Độ sở hữu phức hợp lọc dầu lớn nhất thế giới, cũng sẽ ngừng mua dầu từ Iran.

Trong khi đó, ngay sau khi OPEC kết thúc cuộc họp hôm thứ Sáu tại Vienna, Iran đã thúc giục cuộc tấn công truyền thông vào Washington.

“Trump phạm hai sai lầm,” Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh nói với các phóng viên.

“Đầu tiên là ông ấy nghĩ rằng sẽ chứng kiến ​​sự thay đổi chế độ ở Iran rất sớm, đó là một sai lầm lớn; và sai lầm thứ hai của ông là ông nghĩ rằng thế giới có khả năng sản xuất dầu dư thừa lớn. Đây cũng là một sai lầm”.

Iran đã nói trước đó sẽ vẫn tuân thủ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đạt được với các cường quốc phương Tây trong lúc này, chờ các cuộc đàm phán với các bên ký kết thỏa thuận khác để xem liệu lợi ích của Iran có được bảo vệ theo hiệp định hay không nếu không có Mỹ.

Tuy nhiên, do Iran đã cố gắng để thúc ép các thành viên EU hành động nhiều hơn về mặt tập thể và cá nhân với thành công tối thiểu, cũng như kêu gọi OPEC trợ giúp, có khả năng Iran sẽ vi phạm các điều khoản của thỏa thuận năm 2015, làm tăng mâu thuẫn địa chính trị với Mỹ cũng như gia tăng căng thẳng với Riyadh cả trong OPEC và khi tranh giành quyền bá chủ trong khu vực.

Sự thay đổi hẳn thái độ của Ảrập Xê-út trong lúc chịu áp lực gần đây từ Trump để tăng sản xuất dầu và kìm hãm giá dầu cũng gây ra sự giận dữ đáng kể với các nhà lãnh đạo Iran, cũng giống như khi quan hệ đối tác Mỹ-Saudi tái diễn.

Tuy nhiên, do sự chia rẽ ngày càng tăng giữa Tehran và Riyadh và một Ả Rập xê út táo bạo trong bối cảnh các chính sách Trung Đông hiếu chiến của Trump và quyết định trừng phạt mới, nên thỏa thuận OPEC gần đây để tăng sản xuất, bất kỳ con số thực tế nào và sự tuân thủ các con số đó cần phải làm nhiều việc hơn nữa.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Kho dự trữ dầu của Mỹ sụt giảm, giá dầu tiếp tục tăng

Giá dầu thế giới nới rộng đà tăng trong phiên giao dịch ngày 10/1 khi số liệu chính thức cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến. 
Kho dự trữ dầu của Mỹ sụt giảm, giá dầu tiếp tục tăng. ..

Quan chức Kuwait dự đoán giá dầu gần 70 USD/thùng

Thứ trưởng Bộ Dầu mỏ Kuwait Sheikh Talal Al-Sabah đã tiên đoán rằng giá một thùng dầu trên thị trường thế giới có thể lên tới 70USD, nhờ thảo thuận “lịch sử” OPEC nhằm hạn chế sản lượng. Phá..

Ông lớn họ dầu khí ‘kẻ cười, người khóc’

 Các doanh nghiệp họ dầu khí đang phân hóa rất mạnh về hiệu quả hoạt động kinh doanh. Có những doanh nghiệp lãi cao ngất ngưởng và nhiều doanh nghiệp lỗ nặng, chủ yếu xoay quanh giá dầu biến..

Sự phục hồi giá dầu hiện nay liệu có phải là một “bứt phá giả?”

Với mức giá dầu đang ở mức cao nhất kể từ năm 2015, điểm dừng tiếp theo trên đường đi có vẻ là 70 USD/thùng. Tuy nhiên, một số nhà phân tích dự báo kịch bản có nhiều khả năng x..