Iran không nên trông mong sự cứu trợ tài chính từ OPEC


Trong vài tuần qua, Iran đã nhiều lần tìm kiếm (thậm chí thỉnh cầu) sự hỗ trợ của EU để bù đắp các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ sẽ được áp đặt đối với quốc gia sản xuất dầu mỏ này. Trên thực tế, Iran không chỉ yêu cầu sự giúp đỡ của EU, mà còn nói rằng họ muốn một số giải pháp vào cuối tháng này.

Tehran muốn EU giúp bảo vệ doanh thu xuất khẩu dầu của mình, nguồn thu nhập quan trọng nhất của Iran, bằng cách nhờ vào sự giúp đỡ của các ngân hàng trung ương châu Âu. Bởi thế, EU đã và đang xem xét việc bỏ qua hệ thống tài chính của Mỹ bằng cách giải quyết việc mua dầu từ Iran bằng đồng euro thay vì đô la Mỹ, dù không có sự trợ giúp của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, để điều này xảy ra, Iran muốn các ngân hàng trung ương ở châu Âu chuyển số tiền lớn euro vào ngân hàng trung ương Iran.

Tuy nhiên, ý tưởng thì nghe có vẻ dễ dàng hơn việc thực hiện, tuy Ủy ban châu Âu đã thể hiện sự chối với ý tưởng này, nhưng để lại ý tưởng này cho ngân hàng trung ương riêng lẻ của từng quốc gia châu Âu tự quyết định là tốt nhất.

Tất cả sự điều động địa chính trị này diễn ra khi các quốc gia EU, dẫn đầu bởi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, tìm kiếm câu trả lời cho việc châu Âu thấy thế nào về quyền bá chủ của Mỹ đối với tình hình Iran.

Tuy nhiên, vì bây giờ đã đến cuối tháng, hạn chót Iran tự đặt ra cho mình để có được quyết định giúp đỡ của EU, nên nước này dường như đang thay đổi chiến lược. Hôm qua, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh, một gương mặt ngày càng quen thuộc trong giới truyền thông quốc tế, đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ OPEC.

Iran là nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ ba của OPEC sau Saudi Arabia và Iraq, sản xuất khoảng 3,8 triệu thùng dầu mỗi tháng, theo một số ước tính. Các biện pháp trừng phạt được áp đặt lại có thể làm Iran mất tới 500.000 thùng dầu mỗi ngày ra thị trường toàn cầu, thậm chí lên đến 1 triệu thùng/ngày, tùy thuộc vào dự báo của ai mà bạn sử dụng. Tệ hại nhất đối với Iran, Tổng thống Trump đã tăng cường sức mạnh hơn nữa, yêu cầu “mức cao nhất” cho các biện pháp trừng phạt chống lại thành viên OPEC này.

Thời gian đang đếm ngược cho lệnh trừng phạt mới

Thời điểm cho lệnh trừng phạt mới đối với Iran bắt đầu đánh dấu vào ngày 8 tháng 5 khi Trump đã ký một sắc lệnh về tình hình Iran. Bản ghi nhớ tổng thống đã bắt đầu đếm ngược thời gian 180 ngày cho Nhà Trắng để tái áp đặt tất cả các biện pháp trừng phạt đối với Iran sau khi được nới lỏng theo hiệp ước dưới thời Obama đạt được năm 2015.

Zanganeh đã yêu cầu OPEC hỗ trợ đất nước của ông chống lại cái mà ông gọi là “các biện pháp trừng phạt bất hợp pháp, đơn phương và ngoài lãnh thổ”, ám chỉ đến sự can thiệp của Mỹ.

“Tôi muốn … tìm kiếm sự hỗ trợ của OPEC phù hợp với Điều 2 của Quy chế OPEC, nhấn mạnh việc bảo vệ lợi ích của các nước thành viên một cách riêng lẻ và tập thể”, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh viết trong một bức thư, theo một báo cáo của Reuters.

Zanganeh cũng đề xuất trong bức thư rằng Iran không đồng ý với một số ý kiến ​​gần đây của các bộ trưởng OPEC về thị trường dầu mỏ. Ông cho biết một số bộ trưởng OPEC “đã ngầm hoặc vô tình phát ngôn cho tổ chức, bày tỏ quan điểm mà có lẽ được coi là quan điểm chính thức của OPEC.” Điều này rõ ràng là đang ám chỉ đến những bình luận gần đây của Saudi Arabia về tình hình.

Thư của Zanganeh đã được gửi tới Bộ trưởng Năng lượng United Arab Emirates, Suhail al-Mazrouei, người hiện đang nắm giữ chức chủ tịch OPEC.

Khó mà lay chuyển Ả-rập Xê-út

Tuy nhiên, tình trạng khó khăn đối với Iran trong cuộc đàm phán này là đối thủ đáng gờm và cũng là thành viên dẫn đầu trong OPEC- Saudi Arabia. Với những căng thẳng địa chính trị đang diễn ra ở Trung Đông giữa Ảrập Xêút và Iran cũng như các phe đối lập trong cả hai cuộc xung đột giữa Syria và Yemen, có rất ít hy vọng rằng nhân vật chính OPEC và nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới Saudi Arabia sẽ thừa nhận lời kêu gọi trợ giúp của Zanganeh.

Hơn nữa, Saudi Arabia đã thể hiện rằng họ sẽ cung cấp thêm dầu để bù đắp cho sản lượng dầu bị mất do Iran bị trừng phạt. Thậm chí tồi tệ nhất đối với Iran, quyết định của Saudi có thể dựa trên áp lực gần đây từ Trump để kiềm chế giá dầu cao hơn gần đây đã phá mốc 80 USD/thùng, đạt mức cao nhất trong 3 năm.

Chỉ cần có tin đồn Saudi Arabia và Nga đồng ý tăng sản lượng dầu thì đã chứng kiến ​​cả giá dầu Brent và West Texas Intermediate giao dịch NYMEX giảm vài đô la mỗi thùng trong tuần qua.

OPEC và một số nhà sản xuất dầu ngoài OPEC đã đồng ý vào đầu năm 2017 để cắt giảm khoảng 1,8 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm nay. Các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC sẽ gặp lại nhau tại Vien vào ngày 22 tháng 6 để xem xét liệu thỏa thuận cắt giảm sản lượng có nên được gia hạn hay không.

Với sự chưa sẵn lòng giúp đỡ của EU, và triển vọng không chắc chắn của việc OPEC can thiệp vào, Tehran có thể phải gánh chịu sự trừng phạt ở mức độ cao nhất từ các lệnh trừng phạt mới của Mỹ, trong khi các nhà sản xuất dầu khác đang sẵn sàng hơn để bù đắp cho sản lượng bị mất của Iran.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Việc dùng xăng E5 sẽ cứu 2 dự án ‘đắp chiếu’ của PVN

 
Nhà máy Ethanol Bình Phước
Bộ Công Thương cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch đưa hai nhà máy nhiên liệu sinh học đang “đắp chiếu” của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoạt động trở lại đ..

Một tháng Chín đáng nhớ trong thị trường dầu thô toàn cầu

Tháng 9 năm 2017 là một tháng lịch sử cho thị trường dầu thô toàn cầu. WTI tăng lên 52 USD và Brent tăng lên 58 USD khi các thị trường tài chính cuối cùng chấp nhận rằng..

Giá xăng dầu chiều 11/8: Giá xăng giảm từ 900-940 đồng/lít

Trong kỳ điều hành ngày 11/8, giá xăng E5 RON 92 giảm là 900 đồng/lít; còn xăng RON 95 giảm 940 đồng/lít. Giá các loại dầu cũng giảm.
Liên Bộ Tài chính – Công Thương vừa điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh hôm nay (11/..

Doanh thu của Petrolimex tăng 30% nhưng lợi nhuận giảm 2,5%

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam – Petrolimex (mã CK: PLX) vừa công bố báo cáo tài chính công ty mẹ và hợp nhất quý I/2017.
Ảnh minh họa
Theo đó, tổng doanh thu hợp nhất của PLX..