Iran yêu cầu Trung Quốc duy trì nhập khẩu sau lệnh trừng phạt của Mỹ

 

Một quan chức tại công ty dầu mỏ nhà nước Iran đã họp với các khách hàng Trung Quốc trong tuần này để yêu cầu họ duy trì nhập khẩu, sau khi các lệnh trừng phạt của Mỹ bắt đầu, nhưng đã không nhận được sự đồng ý từ nước tiêu thụ dầu Iran lớn nhất thế giới này.

Saeed Khoshrou, giám đốc các vấn đề quốc tế tại Công ty Dầu mỏ Quốc gia Iran (NIOC) đã tổ chức cuộc họp riêng tại Bắc Kinh vào hôm 14/5 với các giám đốc điều hành của công ty kinh doanh thuộc Sinopec và tập đoàn kinh doanh dầu nhà nước Zhuhai Zhenrong để bàn về các nguồn cung cấp dầu mỏ và tìm kiếm sự đảm bảo từ các khách hàng Trung Quốc.

Khoshrou đã đi cùng với Bộ trưởng Ngoại giao Iran Javad Zarif trong chặng dừng chân đầu tiên trước khi tới châu Âu của chuyến viếng thăm các cường quốc thế giới. Tehran đang cố gắng đến cùng để bảo vệ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 mà Washington đã từ bỏ, với các kế hoạch áp đặt các lệnh trừng phạt đơn phương gồm cả việc hạn chế xuất khẩu dầu mỏ của Iran.

Theo số liệu của hải quan Trung Quốc, nước này đã nhập khẩu khoảng 655.000 thùng/ngày từ Iran trong quý 1 năm nay, tương đương hơn 25% tổng xuất khẩu của Iran. Các giám đốc điều hành Trung Quốc đã không đưa ra các cam kết chắc chắn nhưng cho biết các công ty dầu mỏ nhà nước sẽ giảm nhập khẩu phù hợp với mong muốn của Bắc Kinh. Cuộc viếng thăm này là lần thư hai gián đốc tiếp thị NIOC sang Bắc Kinh trong năm nay, ông cũng đã gặp các khách hàng Trung Quốc khoảng một tháng trước.

Một người khác cho biết các công ty Trung Quốc đã chia sẻ cùng một hy vọng duy trì nhập khẩu và bổ sung rằng các công ty vẫn đang đánh giá tác động của các lệnh trừng phạt mới.

Sinopec và Zhuhai Zhenrong đã từ chối bình luận. NIOC đã từ chối bình luận ngay khi được yêu cầu.

Khách mua tại châu Á – gồm Trung Quốc – và châu Âu cho biết họ sẽ tìm kiếm sự miễn trừ các lệnh trừng phạt trong giai đoạn ân hạn 6 tháng.

Trong chuyến thăm Brussels của Bộ trưởng Zarif, các cường quốc châu Âu đã thề duy trì thỏa thuận hạt nhân năm 2015 mà không có Mỹ, bằng cách giữ dòng dầu tư và dầu mỏ của Iran, nhưng đã thừa nhận họ sẽ khó khăn để cung cấp sự đảm bảo này.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tuần trước cho biết họ đã hối tiếc về quyết định của Mỹ và kêu gọi các bên liên quan tiếp cận ngoại giao để duy trì hiệp ước năm 2015 đầy đủ.

Từ năm 2012 tới 2015, theo các lệnh trừng phạt của UE và Mỹ để hạn chế chương trình hạt nhân của Iran, các công ty Trung Quốc đã nhận gần một nửa lượng dầu xuất khẩu của Iran (đã bị cắt giảm hơn một nửa và doanh thu của Tehran mất khoảng 80 tỷ USD).

Sinopec, nhà máy lọc dầu hàng đầu châu Á và công ty kinh doanh dầu nhà nước Zhuhai Zhenrong cùng nhau chiếm gần 90% tổng lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc từ Iran. Tập đoàn CNPC mua phần còn lại. Ngoài các nguồn cung cấp theo các hợp đồng hàng năm, CNCP và Sinopec đang tăng lượng dầu thô của Iran như một phần của hàng tỷ USD đầu tư tại các mỏ dầu Iran. Trung Quốc có ít vấn đề ngân hàng trong giao dịch với Iran hơn một số đối tác quốc tế. Trong giai đoạn trừng phạt trước Bắc Kinh đã sử dụng một ngân hàng trong nước, ngân hàng Kunlun để giải quyết hàng chục tỷ USD giao dịch dầu mỏ với Iran. Hầu hết các giao dịch được thanh toán bằng đồng euro và đồng nhân dân tệ Trung Quốc.

Nguồn tin: vinanet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá năng lượng trên thị trường thế giới ngày 19/5/2018

Giá dầu thế giới quay đầu giảm nhẹ trong phiên cuối tuần (kết thúc vào rạng sáng nay 19/5/2018 – giờ Việt Nam) do lượng giàn khoan dầu tại Mỹ hiện đang rất lớn sau 6 tuần tăng liên tục khiến sản lư..

Mỹ sẽ mở cửa cho khai thác dầu ở những khu vực được bảo vệ trước đây

Bộ Nội vụ Hoa Kỳ dự kiến sẽ thay thế kế hoạch quản lý cho thuê và khai thác dầu khí 5 năm của chính quyền thời Tổng thống Obama ở những vùng biển quan trọng bằng quyền lực pháp lý của ch

Bản tin video tối ngày 27-12-21: Dầu giảm giá trong phiên châu Á đầu tuần | Hoanghungpetro.com.vn

Giới đầu tư đang tập trung sự chú ý vào cuộc họp OPEC tiếp theo diễn ra vào ngày 04 tháng 1 để quyết định có tiếp tục tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày vào tháng Hai hay không. Nga tin rằng giá dầu khó có thể thay đổi đáng kể trong năm tới với nhu c..

Bản tin video ngày 01-07-22: Dầu thô nhích tăng nhẹ sau khi sản phẩm tinh chế kích hoạt bán tháo dầu | Hoanghungpetro.com.vn

Giá dầu thô kỳ hạn trong giờ giao dịch tại châu Âu hôm thứ Sáu nhích tăng nhẹ khi các nhà đầu tư một lần nữa lo ngại về sự phá hủy nhu cầu và suy thoái kinh tế trước sự cân bằng cung/cầu thắt chặt trong nửa cuối năm 2022…