Iraq xuất khẩu dầu gần mức kỷ lục từ miền nam

Iraq đã xuất khẩu dầu gần mức kỷ lục từ ​ miền nam trong tháng 12 khi chính phủ liên bang tìm cách bù đắp cho sự gián đoạn sản xuất sau các tranh chấp lãnh thổ ở miền bắc.

Xuất khẩu miền nam tại mức kỷ lục vào thời điểm tháng 11 và tháng 12 lại đặt ra câu hỏi về khả năng Iraq có thể đáp ứng cam kết cắt giảm sản lượng như là một phần trong nỗ lực của OPEC nhằm hạn chế lượng dầu dư thừa toàn cầu. Nhóm các nhà sản xuất đang tìm cách tăng giá bằng cách rút cạn dầu thô dư thừa trên thị trường. Doanh số bán hàng từ niêm nam tăng mạnh của Iraq tương phản với nỗ lực của Saudi Arabia nhằm củng cố hành động của nhóm bằng cách cắt giảm nhiều hơn mức cam kết.

Iraq, nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai của OPEC, đã vận chuyển 3,46 triệu thùng dầu thô mỗi ngày từ cảng Basra ở miền nam trong tháng trước, theo dữ liệu theo dõi tàu chở dầu của Bloomberg. Con số này giảm nhẹ từ tháng 11, khi nước này xuất khẩu kỷ lục 3,51 triệu thùng/ngày.

Các số liệu theo dõi tàu chở dầu thấp hơn một chút so với số liệu của Bộ Dầu mỏ đưa ra hôm thứ Tư, cho thấy doanh số bán dầu thô trong tháng 12 không bao gồm nguồn cung phía bắc đạt mức kỷ lục 3,535 triệu thùng/ngày.

Iraq đang thúc đẩy sản lượng miền nam để bù đắp cho sự suy giảm xuất khẩu từ miền bắc của nước này. Chính phủ Bán tự trị Kurdistan vận chuyển dầu thô sản xuất qua đường ống dẫn đến cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ. Doanh số bán từ khu vực Kirkuk đã chựng lại trong tháng 10 sau khi chính quyền trung ương lấy lại quyền kiểm soát những khu sản xuất từ người Kurd trong một cuộc tranh chấp lãnh thổ.

Tổng mức xuất khẩu từ cả phía bắc và phía nam giảm khoảng 22.000 thùng/ngày trong tháng 12, xuống còn 3,78 triệu thùng/ngày, theo số liệu của các hãng theo dõi và đại lý tàu biển. Doanh số từ phía bắc tăng 10% lên 319.000 thùng/ngày trong tháng 12, theo số liệu theo dõi tàu chở dầu. Mặc dù sự gia tăng này đã giúp lấy lại được một phần doanh số bán bị mất từ ​​tháng 10, nhưng xuất khẩu vẫn chỉ ở mức khoảng 60% so với mức trước khi có tranh chấp.

Iraq đã bơm 4,39 triệu thùng một ngày trong tháng 11, vượt quá hạn ngạch OPEC là 4,35 triệu thùng/ngày, theo dữ liệu của Bloomberg. Theo báo cáo của Bloomberg, quốc gia này đãlần duy nhất đáp ứng được cam kết là vào tháng 10, khi sản lượng giảm trong bối cảnh sản xuất bị gián đoạn. Số liệu gián tiếp của OPEC cho thấy sản lượng sản xuất hơi cao hơn một chút so với mức hồi tháng 10.

Xuất khẩu từ Saudi Arabia, nhà sản xuất lớn nhất của OPEC, đã giảm trong tháng 12 xuống mức thấp thứ hai trong năm, theo số liệu theo dõi tàu dầu  Bloomberg. Saudi đã cắt giảm doanh số bán hàng sang Trung Quốc xuống mức thấp nhất trong năm 2017.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Saudi Arabia dự kiến khai thác lượng dầu cao kỷ lục

Saudi Arabia có kế hoạch bơm tới 11 triệu thùng dầu/ngày trong tháng Bảy, tăng so với mức 10,8 triệu thùng/ngày trong tháng Sáu và sẽ là mức cao nhất trong lịch sử nước này…

EIA: Các công ty dầu khí niêm yết chi ít hơn đáng kể cho hoạt động thăm dò vào năm 2021

Các công ty đại chúng toàn cầu đại diện cho 60% tổng sản lượng nhiên liệu lỏng ngoài OPEC đã chi 244 tỷ đô la vào năm ngoái cho việc thăm dò và khai thacs, giảm 28% so với mức trung bình trước đại dịch, Cơ quan Thông tin Năng lượng cho biết hôm thứ H..

Sinopec và PetroChina sẽ hủy niêm yết trên sàn NYSE | Hoanghungpetro.com.vn

Hai tập đoàn dầu mỏ do nhà nước kiểm soát của Trung Quốc là Sinopec và PetroChina cho biết hôm thứ Sáu rằng họ có ý định hủy niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE), cùng với hai công ty nhà nước khác.
Thông báo hủy niêm yết cổ phi..

Sản lượng dầu Venezuela giảm mạnh nhất gần 3 thập kỷ qua | Hoanghungpetro.com.vn

 Theo số liệu của OPEC, sản lượng dầu mỏ của Venezuela đã giảm gần 13% trong năm ngoái, xuống mức thấp nhất trong 28 năm qua.
Máy bơm dầu ở hồ Maracaibo, Cabimas, Venezuela. Ảnh: Reuters
Nguyên nhân sụp đổ ng..