‘Khai tử’ xăng A95, thị trường xăng dầu sẽ độc quyền

Vừa qua, Saigon Petro đề xuất với Bộ Công thương, ngoài xăng E5 RON92 thì chỉ bán E5 RON 95 (nghĩa là sẽ bỏ xăng A95). Mặc dù, đây mới chỉ là đề xuất của doanh nghiệp nhưng khiến người tiêu dùng băn khoăn, lo lắng việc “khai tử” xăng A95 thì sẽ xảy ra tình trạng độc quyền.

Sau khi khai tử RON 92 để dùng E5 RON92 thì giá ethanol E100 – nguyên liệu để phối trộn xăng E5 – liên tục tăng, gây áp lực tăng giá xăng E5. Nếu đề xuất bỏ nốt xăng RON 95 được chấp thuận thì thị trường chỉ còn 2 loại xăng sinh học là E5 RON92 và E5 RON95. Hiện nay chỉ có duy nhất 1 đầu mối cung cấp Ethanol pha xăng và điều này dấy lên mối quan ngại về nguy cơ độc quyền nguồn cung E100, và tăng giá khiến giá xăng E5 khó rẻ.

Lo ngại xăng dầu sẽ độc quyền khi “khai tử” xăng A95.

Theo số liệu thống kê, nửa đầu năm 2017, giá ethanol dao động trong khoảng 13.700 – 13.800 đồng/lít thì từ tháng 10/2017 liên tục tăng, vượt qua mốc 14.200 đồng/lít. Đến kỳ điều chỉnh gần đây nhất, giá ethanol đã tăng lên 14.488 đồng/lít (chưa có thuế giá trị gia tăng). Nếu ethanol cứ tăng giá thì sẽ gây áp lực, làm tăng giá xăng E5. Ông Vũ Kiên Chỉnh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tùng Lâm, cho biết, trong 10 tháng (từ tháng 6/2017 – 15/4/2018), giá sắn đã tăng từ 3.600 đồng lên 5.600 đồng. Vì thế, theo ông Chỉnh, việc tăng giá E100 là “bắt buộc”, không phải vì lý do công ty độc quyền. Trong việc tăng giá thu mua nguyên liệu sắn, người được hưởng lợi nhiều nhất là nông dân. Đại diện Công ty Tùng Lâm mong muốn được các cơ quan quản lý nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện cho sản xuất E100 trong nước thay vì nhập khẩu cồn từ nước ngoài.

Khi nguồn cung E100 để trộn xăng sinh học chưa dồi dào, đề xuất khai tử xăng khoáng RON 95 để chỉ dùng xăng E5 gây ra nhiều lo ngại.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc khai tử xăng RON 95 là sự không công bằng. Thị trường không có sự cạnh tranh, doanh nghiệp ép người tiêu dùng bắt buộc phải dùng xăng E5 là không thể chấp nhận. Lẽ ra, phải làm sao để người tiêu dùng thấy lựa chọn E5 là hợp lý chứ không phải triệt tiêu các sản phẩm khác để ép người tiêu dùng phải dùng E5. Với cơ chế kinh tế thị trường, phải để người tiêu dùng có sự lựa chọn. Nếu như E5 tốt cho môi trường, có hiệu quả cho môi trường và hiệu quả cho người sử dụng thì tất yếu người tiêu dùng sẽ lựa chọn.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính), nhấn mạnh: Trong bối cảnh hiện nay, nếu thực hiện ngay đề xuất xóa bỏ xăng RON95 sẽ không ổn do gặp nhiều khó khăn. Đó là chưa chuẩn bị đủ các điều kiện để chuyển ngay sang xăng sinh học hoàn toàn, mà cần có lộ trình nhất định để ổn định về nguồn lực về sản xuất ethanol (dùng pha chế xăng E5), hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh doanh xăng dầu… Việc phát triển nguồn nguyên liệu cũng chưa đồng bộ, chưa theo quy hoạch sẽ khó khăn nhất định cho việc sản xuất nguyên liệu làm xăng sinh học E5. Nếu để như hiện tại sẽ sinh ra độc quyền, làm giá xăng không ổn định.

Bên cạnh đó, không ít người lo ngại doanh nghiệp xăng dầu có ý đồ độc quyền thị trường xăng sinh học E5 khi đề xuất “khai tử” xăng RON 95. Trong khi doanh nghiệp cũng nói nhà cung cấp cồn E100 vừa tăng giá do giá sắn cao mà Việt Nam vẫn chưa chủ động được nguồn cung, hiện vẫn phải nhập khẩu.

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, đề xuất “khai tử” xăng RON 95 là của doanh nghiệp. Bộ Công thương sẽ xem xét kỹ và tổng hợp báo cáo Chính phủ nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, cạnh tranh trên thị trường của 29 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu. Bởi hiện nay chỉ duy nhất Công ty TNHH Tùng Lâm là cơ sở cung cấp cồn E100 – nguyên liệu chính dùng pha trộn xăng sinh học E5 RON 92. “Nguồn nguyên liệu có đủ hay không và giá cạnh tranh hay không phải tính toán, cân nhắc kỹ. Chúng ta khuyến khích doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này để trước hết là có lợi cho người nông dân trồng sắn. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo sự cạnh tranh, tính thị trường để không làm tăng giá thành của E5 RON 92 và E5 RON 95”, ông Hải nhấn mạnh.

Cũng theo ông Hải, hai tháng đầu năm theo báo cáo doanh nghiệp đầu mối xăng E5 đạt tỷ lệ tiêu thụ 42% trên tổng lượng xăng tiêu thụ, xăng RON95 là 58% (trước đây là 30%). Từ ngày 23/4 Bộ Công Thương đã đưa mặt hàng RON 95 vào tính giá cơ sở như mặt hàng xăng phổ biến. Được biết, ngoài kiến nghị bỏ xăng RON95 và sớm đưa xăng E5 RON95 vào kinh doanh, đại diện Saigon Petro và PVOil đều kiến nghị nên tăng chênh lệch giá giữa xăng E5 RON92 và RON 95 từ 1.800 – 2.000 đồng, nhằm tạo độ hấp dẫn người tiêu dùng với xăng E5 cao hơn, nhất là với tài xế taxi.
 

Nguồn tin: vietbao.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng dầu hôm nay 5/2: Tuần mới đi lên | Hoanghungpetro.com.vn

Giá xăng dầu hôm nay 5/2 đang theo xu hướng đi lên bất chấp việc Mỹ đang tăng sản lượng và đà tăng của đồng USD vẫn tiếp diễn.
Giá xăng dầu hôm nay 5/2/2018, tính đến đầu giờ sáng, đang ..

Arập Xêút tuyên bố sẵn sàng tăng sản lượng dầu thô

Arập Xêút, nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, cho biết đang xem xét tất cả các biện pháp cần thiết để ngăn chặn tình trạng thiếu dầu thô sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Ira..

Mỹ- Trung nắm giữ chìa khóa để giá dầu lên cao hơn

Giá dầu đã phá vỡ mức cao nhiều tháng mới, nhưng mức tăng tiếp theo có thể phụ thuộc phần lớn vào những gì xảy ra giữa các cuộc đàm phán thương mại giữaMỹ và Trung Quốc.
Đ

Triển vọng thị trường dầu năm 2022

Triển vọng thị trường dầu mỏ vẫn khả quan trong năm 2022, với nhu cầu ngày càng tăng nhưng nguồn cung mới hạn chế. Tuy nhiên, nguồn cung Iran tăng đáng kể có thể khiến giá giảm.
Triển vọng giá dầu là khả quan khi chúng ta bước sang năm 2022, với n..