Triển vọng thị trường dầu năm 2022

Triển vọng thị trường dầu mỏ vẫn khả quan trong năm 2022, với nhu cầu ngày càng tăng nhưng nguồn cung mới hạn chế. Tuy nhiên, nguồn cung Iran tăng đáng kể có thể khiến giá giảm.

Triển vọng giá dầu là khả quan khi chúng ta bước sang năm 2022, với nguồn cung mới hạn chế nhưng nhu cầu ngày càng tăng.

Giá dầu có thể tăng lên trên 100 usd/thùng trong năm 2022.

Rủi ro lớn nhất là sự trở lại của nguồn cung từ Iran, điều này sẽ khiến thị trường dầu mỏ chuyển sang thặng dư và có thể khiến giá giảm xuống còn 60 usd/thùng.

Sau khi giá dầu tăng vọt trong năm 2021, sự chú ý của thị trường hiện đang chuyển sang năm 2022. Hàng tồn kho có thể sẽ bắt đầu năm dưới mức trung bình 5 năm và giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu và châu Á cao hơn đáng kể so với mức tiêu chuẩn trong dài hạn.

Trừ khi sản lượng dầu của Iran tăng đáng kể hoặc các hạn chế đi lại liên quan đến Covid làm gián đoạn nhu cầu, dự trữ dầu sẽ vẫn ở mức thấp và giá có thể vượt ngưỡng 100 usd/thùng trong năm 2022. Thật vậy, nếu các thành viên OPEC tiếp tục chật vật để đạt được mục tiêu sản xuất, thì nhiều kịch bản lạc quan hơn là hoàn toàn hợp lý cho thị trường dầu thô.

Nhu cầu sẽ tăng trong năm 2022

Dự báo nhu cầu dầu sẽ tăng lên 100,23 triệu thùng/ngày trong năm 2022, tăng 3,5 triệu thùng/ngày so với năm 2021 và cao hơn mức 98,27 triệu thùng/ngày của năm 2019. Mức này dựa trên dự báo về tăng trưởng GDP toàn cầu.

Nhu cầu tdầu bổ sung sẽ diễn ra do việc chuyển từ khí đốt sang dầu. Các ước tính cho phạm vi này nằm trong khoảng từ 0,2 triệu thùng/ngày đến 1 triệu thùng/ngày từ Châu Âu và Châu Á, nơi giá khí đốt đủ cao để tạo động lực cho việc chuyển đổi này.

Giá xăng sẽ cần phải tăng gấp đôi ở Mỹ để sự chuyển đổi nói trên là đáng giá, vì vậy sẽ không có thêm nhu cầu dầu ở Mỹ từ việc chuyển đổi.

Nhu cầu bổ sung có thể đến từ sự gia tăng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, trong bối cảnh các vấn đề hiện tại với chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, điều này rất khó dự báo và do đó nó sẽ không được đưa vào các giả định về nhu cầu.

Nguồn cung sẽ vẫn còn hạn chế

Nếu các giả định về nhu cầu được chứng minh là đúng, thì ít nhất sẽ cần thêm 3,5 triệu thùng/ngày của nguồn cung vào năm 2022. Nguồn cung này có thể đến từ OPEC, Nga và Mỹ, trong đó OPEC có tiềm năng lớn nhất.

Sau khi cắt giảm sản lượng khoảng 10 triệu thùng/ngày trong năm 2020 sau sự sụt giảm nhu cầu do cuộc khủng hoảng Covid-19, OPEC (bao gồm 10 quốc gia ngoài nhóm, bao gồm Nga, Oman và Mexico) hiện đang tăng sản lượng thêm 0,4 triệu thùng/ngày mỗi tháng cho đến tháng 9 năm 2022 khi mỗi quốc gia đạt đến đường cơ sở.

Nếu sản lượng của OPEC không trở lại con số cơ bản mà thay vào đó chỉ có thể trở lại mức sản xuất trung bình trước Covid-19, thì sản lượng sẽ chỉ tăng 1,2 triệu thùng/ngày. Và nếu như vậy thì nguồn cung sẽ thiếu khoảng 2,3 triệu thùng/ngày so với mức nguồn cung mới cần thiết và có thể dẫn đến giá dầu thô cao hơn.

Tại Hoa Kỳ, sản lượng trước Covid-19 đạt đỉnh ở mức 13 triệu thùng/ngày và hiện là 11,3 triệu thùng/ngày. Việc thiếu đầu tư trong vài năm qua, do hạn chế vốn đáng kể (khi các nhà đầu tư yêu cầu lợi nhuận được cải thiện cho cổ đông và các cân nhắc về biến đổi khí hậu được đưa ra) có nghĩa là sản lượng có thể tăng khoảng 1 triệu thùng/ngày lên 12,3 triệu thùng/ngày.

Những rủi ro chính mà ngành dầu khí phải đối mặt trong năm 2022 là gì?

Có ba rủi ro chính đối với nhu cầu dầu trong năm 2022. Đó là: 1) nếu có sự trở lại của các hạn chế di chuyển trên diện rộng nếu Covid-19 lại làm gián đoạn việc đi lại; 2) nhu cầu giảm do giá tăng đột biến trong ngắn hạn; và 3) sự suy yếu tăng trưởng  do gián đoạn chuỗi cung ứng.

Rủi ro lớn nhất về nguồn cung đến từ Iran, nước có thể tăng sản lượng khoảng 2 triệu thùng/ngày nếu quan hệ với phương Tây được cải thiện rõ rệt. Tốc độ và số lượng chính xác của việc này vẫn chưa được biết. Tuy nhiên, với mức độ tiềm năng tăng và giả định thị trường hiện tại rằng nguồn cung Iran bị hạn chế có thể xảy ra trong năm 2022, tác động lên giá có thể là đáng kể. Nguồn cung của Iran tăng lên sẽ cán cân năm 2022 thành thặng dư đáng kể.

Mỹ có các lựa chọn hạn chế về nguồn cung, nhưng hiệu quả nhất sẽ là thay đổi chính sách năng lượng của mình để khuyến khích sản xuất dầu nhiều hơn ở Mỹ. Tuy nhiên, sau sự kiện COP26 gần đây, điều này có vẻ khó xảy ra.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Đà phục hồi giá dầu gặp trở ngại do sự không chắc chắn từ cuộc họp OPEC

Một đợt phục hồi vốn đã đẩy giá dầu lên cao hơn mức giá ngay trước khi đại dịch xảy ra đã vấp phải lực cản do sự không chắc chắn xung quanh động thái của OPEC và đồng đô la mạnh lên…

OPEC mất thị phần ở Ấn Độ vào tay Nga và những đối thủ khác

Những nỗ lực của OPEC để cắt giảm cung thừa toàn cầu bằng cách kiềm chế sản xuất phải trả bằng một cái giá.
Các nhà sản xuất lớn nhất của OPEC gồm có Saudi Arabia, UAE và Venezuela đã nh..

Việc Texas siết chặt quy định đối với giếng xử lý nước thải gây ảnh hưởng tới các công ty khai thác dầu

Các công ty khai thác dầu tại một số khu vực chứa nhiều dầu mỏ nhất của lưu vực Permian có thể mất tới một nửa số giếng xử lý nước thải do Ủy ban Đường sắt Texas nhắm mục tiêu vào các bể chứa gây động đất nhằm nỗ lực chấm dứt sự lo lắng về hoạt động ..

Goldman Sachs dự báo cơ hội cho sự thành công của thỏa thuận OPEC chỉ 84%

Một báo cáo mới từ Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs cho thấy chỉ có 84% khả năng thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu của OPEC sẽ thành công trong năm nay. 
Lưu ý của ngân hàng cho t..