Không ai dám chắc thị trường dầu mỏ sẽ tái cân bằng sau hiệp ước OPEC

Nữa đầu năm. Không, nữa cuối năm. Chắc chắn năm nay. Hoặc năm sau.

Đó là một loạt các quan điểm bạn sẽ nghe thấy nếu bạn hỏi các Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA, OPEC, Saudi Arabia và chính phủ Mỹ khi nào việc cắt giảm sản xuất được công bố tuần trước sẽ chấm dứt sự dư thừa dầu toàn cầu.

Thỏa thuận ngày 10/12 OPEC và 11 nhà sản xuất khác có thể bắt đầu đẩy lùi ba năm nguồn cung dư thừa trong vòng 6 tháng tới, theo IEA, các cố vấn của 29 quốc gia công nghiệp trụ sở tại Paris. Bản thân Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu OPEC cũng ít hy vọng, dự đoán rằng các kho dự trữ dầu sẽ không giảm cho đến nửa cuối của năm 2017.

Khalid Al-Falih, Bộ trưởng Năng lượng của thành viên sản xuất lớn nhất và có ảnh hưởng nhất của OPEC, Saudi Arabia, thậm chí ít chính xác hơn, nói rằng ông nhìn thấy cung cầu cân bằng tại một số thời điểm trong năm nay mà không xác định rõ thời gian.

Đối với Cơ quan Thông tin Năng lượng EIA, một đơn vị của Bộ Năng lượng Mỹ, điều đó có thể là quá sớm. Báo cáo Triển vọng Thị trường mới nhất của EIA phát hành ngày 06/12 dự báo rằng hàng tồn kho sẽ tăng trung bình 420.000 thùng mỗi ngày vào năm tới.

“Với số lượng ít ỏi các dữ liệu cung cấp kịp lúc, thị trường cần phải có niềm tin mạnh mẽ,” Harry Tchilinguirian, trưởng chiến lược gia thị trường hàng hóa tại BNP Paribas SA ở London cho biết.

OPEC và 11 nhà sản xuất khác bao gồm cả Nga và Kazakhstan đã đồng ý để cùng nhau cắt giảm sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng một ngày trong một nỗ lực để kết thúc một thặng dư dầu toàn cầu kéo dài ba năm khiến cho nền kinh tế của các nước này và đầu tư của các công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới bị tác động nặng nề.

Trong khi giá đã tăng lên, xu hướng này có thể mất đà vì các thương nhân đặt câu hỏi các nhà sản xuất sẽ thực hiện thỏa thuận bao lâu và khi nào nó sẽ xóa bỏ thặng dư hàng tồn kho hơn 300 triệu thùng, đủ để cung cấp cho Trung Quốc trong gần một tháng.

Bất kỳ ai kỳ vọng cho một câu trả lời nhanh chóng cho câu hỏi đó có thể sẽ thất vọng: đằng sau những quan điểm đối lập của các tổ chức về thời điểm khi nào thị trường sẽ tái cân bằng được ước tính khác nhau về nhu cầu dầu mỏ toàn cầu. OPEC thấy tổng mức tiêu thụ trung bình 95,6 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2017, EIA dự đoán 97 triệu thùng một ngày, và IEA dự đoán 97,6 triệu thùng. Họ cũng bất đồng mức sản xuất của các nhà cung cấp không thuộc OPEC sẽ sản xuất, với OPEC dự báo 56,5 triệu thùng và IEA là 57 triệu USD.

Những khó khăn trong việc dự báo nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ trên quy mô toàn cầu được nhấn mạnh bởi các cơ quan lớn không có khả năng thậm chí nhất trí được về lượng dầu mà thế giới sử dụng năm ngoái.

Có một khoảng cách khoảng 1,6 triệu thùng một ngày giữa năm 2015 ước tính trong nhu cầu tiêu thụ của IEA và OPEC – tương đương với lượng dầu thô được sản xuất mỗi ngày của thành viên OPEC, Nigeria.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Hiệu quả sản xuất dầu thô của Mỹ tiếp tục cải thiện: EIA

Năng suất ngày càng tăng của các giếng dầu mới chiếm phần lớn trong sản lượng dầu thô tăng ở Mỹ trong những năm qua, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết hôm thứ Ba trong một bản báo cáo…

Mục đích thực sự của việc OPEC cắt giảm sản lượng tại cuộc họp mới đây

OPEC đã đảo ngược mục tiêu tăng sản lượng dầu của tháng này tại cuộc họp hôm thứ Hai và cắt giảm hạn ngạch chung của nhóm xuống 100.000 thùng mỗi ngày cho tháng 10.
Tuy động thái này hoàn toàn không đáng kể về nguồn cung thực tế cho thị trường, k..

Thị trường dầu mỏ dần lấy lại sự cân bằng | Hoanghungpetro.com.vn

Sau giai đoạn trượt giá thê thảm kéo dài khoảng ba năm, thị trường dầu mỏ thế giới đã tiến gần hơn tới mức cân bằng lành mạnh giữa nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ.
Thị trường dầu mỏ thế gi..

Cơ hội không ngừng cho xuất khẩu dầu của Mỹ | Hoanghungpetro.com.vn

Một lần không thể tưởng tượng được, vào tháng 12 năm 2015 Mỹ đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm 40 năm của nước này đối với xuất khẩu dầu thô do sự bùng nổ của đá phiến trong nước. Cho đến lúc đ