Không phải OPEC mà chính nhu cầu mạnh mẽ đang đẩy giá dầu lên cao hơn

 

Sự phục hồi của giá dầu trong năm qua có thể có liên quan nhiều hơn đến nhu cầu cao hơn chứ không chỉ đơn thuần là nhờ nguồn cung được lấy ra khỏi thị trường bởi những cắt giảm của các nước trong và ngoài OPEC. Điều đó cho thấy khi OPEC cố gắng đề ra một chiến lược sắp tới, có thể nhắm đến một mức giá nhất định, thì phần lớn sự thành công của chiến dịch sẽ phụ thuộc vào nền kinh tế toàn cầu và tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu.

Kết luận này đến từ một báo cáo mới được xuất bản bởi Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford (OIES). Báo cáo này phân tích một vài biến số xác định giá trong những năm gần đây, chia thời gian đã qua gần đây thành bốn chu kỳ chính: 1) OPEC bảo vệ thị phần (2013-2015); 2) Chiến lược sản lượng cao/giá thấp của OPEC để loại bỏ đá phiến (2015-2016); 3) Cắt giảm của OPEC/ngoài OPEC (tháng 6 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017); và 4) Chiến lược rút dầu tồn kho của OPEC (từ tháng 5 năm 2017 đến nay).

Trong suốt bốn giai đoạn này, một kết luận thú vị là câu chuyện về nhu cầu rất quan trọng, được cho là quan trọng hơn so với thị trường nhận ra, trong việc thúc đẩy giá dầu thô. Nửa thập kỷ qua, sự tập trung của truyền thông và các nhà phân tích thường dựa vào bức tranh nguồn cung (ví dụ như tăng trưởng đá phiến Mỹ, hoặc cắt giảm của OPEC), nhưng bằng chứng cho thấy sự suy giảm nhu cầu hoặc tăng mạnh bất ngờ có xu hướng mang lại sự ảnh hưởng nhiều hơn.

Chúng ta hãy quay lại giai đoạn một. Trong khoảng từ năm 2013 đến năm 2015, cartel đã sản xuất hết tốc lực với nỗ lực bảo vệ thị phần và đẩy các nhà sản xuất đá phiến Mỹ ra khỏi cuộc chơi. Nguồn cung cao chắc chắn là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến sự sụp đổ của giá dầu. Nhưng câu chuyện về nhu cầu cũng rất quan trọng. Từ cuối năm 2013 tới đầu năm 2015, OIES ước tính dầu Brent đã mất khoảng 38 USD/thùng do làn sóng đá phiến Mỹ kết hợp với sản lượng OPEC cao hơn. Song, nó không chỉ là một câu chuyện về nguồn cung. Sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu cũng dẫn đến giá dầu rớt về 26 USD/thùng.

Khi đá phiến của Mỹ bắt đầu sụp đổ vào năm 2015 và đầu năm 2016 (giai đoạn hai), sự sụt giảm cung từ Mỹ đã làm tăng thêm tương đương 12 đô la Mỹ cho mỗi thùng dầu Brent. Nhưng một lần nữa, tình hình kinh tế xấu và nhu cầu yếu hơn, mặc dù giá dầu thấp hơn – đã làm giá dầu Brent giảm 20 đô la một thùng (có những yếu tố khác làm giá đi lên hoặc xuống, nhưng cú sốc cung và tăng trưởng nhu cầu là điều tối quan trọng).

Đúng là như thế, OPEC và các đối tác không thuộc OPEC đã đồng ý loại bỏ 1,8 triệu thùng dầu mỗi ngày ra khỏi thị trường vào cuối năm 2016 (giai đoạn 3), nhưng ban đầu, ít nhất, các nguyên tắc cơ bản đã không phản ánh thực tế này. Các quốc gia thành viên đã tranh thủ tăng cường sản lượng ngay trước khi bắt đầu thỏa thuận vào cuối năm 2016, làm ngập lụt thị trường ngay trước khi có những cắt giảm. Giá tăng trở lại nhờ đồn đoán về việc cắt giảm. Nhưng sau đó Brent lại giảm khi tin đồn này mờ dần đi. Sản lượng đá phiến Mỹ nhiều hơn và sự tuân thủ thấp của OPEC đã làm mất 5 USD/thùng trong giai đoạn này, điều này là đáng chú ý bởi vì nhu cầu mạnh đã có tác dụng làm tăng thêm 6 USD/thùng trong cùng khung thời gian. Một lần nữa, lại là câu chuyện về nhu cầu.

Cuối cùng, trong giai đoạn bốn (từ giữa năm 2017 đến nay), bức tranh nguồn cung đã bị lộn xộn bởi vì sự tuân thủ của OPEC cao hơn nhiều đã và đang xảy ra vào thời điểm khi mà đá phiến của Mỹ gia tăng. OIES ước tính rằng tăng trưởng đá phiến có thể đã làm giảm khoảng 4 USD/thùng vào năm 2017, trong khi mức tuân thủ cao hơn của OPEC làm tăng thêm 1 USD/thùng vào nửa cuối năm. Trong nửa đầu năm nay, cắt giảm của OPEC mang lại rất ít hiệu quả do mức tuân thủ thấp và gia tăng hoạt động phân phối.

OPEC và đá phiến phần nào đã bù đắp cho nhau trong năm 2017. Tuy nhiên, thông điệp quan trọng từ báo cáo của OIES cho thấy vào năm 2017, nhu cầu toàn cầu tăng vọt, xuất phát từ sự mở rộng kinh tế mạnh mẽ (tăng trưởng GDP 3,7%), đã làm tăng thêm khoảng 12 USD cho giá Brent.

OIES cho biết “thành công trong chiến lược của OPEC” phần lớn là nhờ động lực nhu cầu, cũng là nguyên nhân cho sự ‘thất bại’ của chiến lược sản lượng cao trong giai đoạn 2015-2016 “.

Nói cách khác, nỗ lực của OPEC để làm “ngập lụt” thị trường trong năm 2015 và 2016 đã giúp loại bỏ đá phiến Mỹ, nhưng nó xảy ra vào thời điểm khi nền kinh tế toàn cầu khó khăn, và “thời điểm xấu” đã dẫn tới một sự sụp đổ về giá. Trong khi đó, dù OPEC mang những thùng dầu ra khỏi thị trường năm ngoái nhưng giá tăng đáng kể là có liên quan đến nền kinh tế tăng trưởng mạnh.

Đây không chỉ là một phần của lịch sử đầy thú vị – nó đem đến bài học trong tương lai cho OPEC khi nhóm xem xét các lựa chọn của mình. OIES viết: “Một nhân tố chủ chốt mà sẽ định hình chính sách dầu mỏ OPEC hiện nay là sức mạnh được dự báo của sự tăng trưởng nhu cầu toàn cầu. “Giá dầu trong năm 2018 nhạy cảm hơn với xu hướng đi xuống trước một điều chỉnh giảm của tăng trưởng nhu cầu toàn cầu chứ không phải là sự điều chỉnh tăng tương đương cho tăng trưởng nguồn cung đá phiến của Mỹ.”

Đơn cử như, OIES ước tính một nền kinh tế suy yếu bất ngờ, có thể kéo dầu xuống 5 USD/thùng, trong khi sự tăng mạnh đột ngột trong nguồn cung đá phiến sẽ chỉ khiến giá giảm có 2,5 USD.

Nói một cách thực tế, viễn cảnh chiến tranh thương mại sẽ có tác động lớn hơn vì nó có thể gây nguy hiểm cho tăng trưởng GDP. Theo OIES, để bù đắp cho một nền kinh tế yếu kém, OPEC cần cắt giảm thêm 1 triệu thùng/ngày, trong khi để bù đắp cho đá phiến tăng, OPEC chỉ cần cắt giảm 0,5 triệu thùng/ngày để có cùng hiệu quả về giá.

Rõ ràng, đối với OPEC, nhu cầu mạnh mẽ là đáng khao khát. Nó sẽ cho phép nhóm duy trì cắt giảm cho đến khi nào họ muốn và rồi loại bỏ chúng từ từ. Tuy nhiên, OIES nói rằng nếu nhu cầu toàn cầu bất ngờ giảm xuống thì “những sự lựa chọn của OPEC trở nên rất khắc nghiệt: OPEC hoặc có thể quyết định cắt giảm sản lượng hoặc là chuyển sang một chiến lược đầu ra cao hơn. Cả hai lựa chọn này đều mang lại những rủi ro rất lớn mà OPEC có thể tự nhận thấy. “

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu dễ bị tổn thương do ‘cú đột phá’ khi địa chính trị nóng lên

Kỷ nguyên dài của quá nhiều dầu trên thế giới và giá thấp đang chấm dứt, trong khi các sự kiện toàn cầu đang làm nóng giá dầu.
Điều đó có thể tạo ra một động lự..

Nhà nước không quản lý giá xăng dầu thì chẳng khác gì “thả hổ về rừng”

PGS. TS. Ngô Trí Long, nguyên phó viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính) đã khẳng định với Dân Việt như vậy sau khi Hiệp hội xăng dầu Việt Nam cho rằng

Trung Quốc không thể duy trì xuất khẩu dầu thành phẩm kỷ lục

Trung Quốc đã xuất khẩu một lượng kỷ lục các sản phẩm dầu tinh chế trong tháng 12, nhưng giá dầu thô tăng đã và đang làm cho lợi nhuận lọc dầu giảm trong những tuần gần đây. Lợi nhuận giảm ..

Giá xăng dầu hôm nay – 22/6: Dầu thô diễn biến trái chiều

Ghi nhận vào 8h sáng nay – 22/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô thế giới diễn biến trái chiều, dầu WTI của Mỹ tăng trong khi dầu thô Brent lại giảm.
Giá xăng dầu thế giới
Dữ liệu từ oilprice cho thấy, lúc 8h ngày 22/6 (giờ Việt Nam), giá dầu t..