Khủng hoảng chính trị đe doạ tăng gấp đôi mức cắt giảm hàng triệu thùng của OPEC

Hiệp định OPEC ký kết vào năm 2016 nhằm xóa bỏ cung thừa toàn cầu bằng cách ngừng một phần đáng kể trong việc sản xuất dầu đã mất gần một năm thương lượng và thúc đẩy. Đến cuối năm, nhóm có thể đã mất cùng một lượng dầu thô một cách không chủ ý.

OPEC đã cắt giảm sản lượng hàng ngày hơn nhiều so với cam kết 1,2 triệu thùng. Cuộc khủng hoảng kinh tế của Venezuela đang tác động vào ngành công nghiệp dầu mỏ và đẩy sản lượng xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, và khả năng giảm hơn nữa. Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump đồng thời đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với Iran, sụt giảm ngoài kế hoạch của nhóm có thể tăng lên gấp đôi so với mức cắt giảm mục tiêu.

Điều đó sẽ tạo ra một tình huống tiến thoái lưỡng nan cho Saudi Arabia và Nga, các nhà lãnh đạo của thỏa thuận cắt giảm này. Liệu họ có để cho thị trường dầu lửa trở nên thắt chặt hơn, nhưng có nguy cơ giá cao hơn sẽ làm tổn thương đến nhu cầu tiêu thụ hay thúc đẩy một làn sóng dầu mỏ đá phiến nữa của Mỹ? Hoặc liệu họ có phải lấp đầy khoảng trống bằng cách tăng sản xuất, nhưng trong quá trình đó, họ sẽ kết thúc sớm thỏa thuận lịch sử không?

Helima Croft, chiến lược gia hàng hóa tại RBC Capital Markets LLC, New York cho biết: “Khi chúng tôi nghĩ đến cuối năm, Iran cùng với Venezuela. Chúng tôi nhìn thấy một sự phục hồi nhanh chóng trong các biện pháp trừng phạt của Mỹ lên Iran. Tại Venezuela, đó là một sự suy giảm chậm – suy giảm chỉ tiếp tục gia tăng.”

Sụt giảm ở Venezuela

Saudi Arabia và Nga, là đối thủ cạnh tranh trong thị trường dầu mỏ trong nhiều năm, đã liên kết 24 nước trong và ngoài OPEC để loại bỏ khoản thặng dư do sự bùng nổ của đá phiến Mỹ. Hiệp ước này đã vượt quá mong đợi. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA, giá dầu thô Brent sẽ ở mức trên 70 USD/thùng, cao nhất trong vòng 3 năm.

Sự sụp đổ của ngành công nghiệp dầu mỏ của Venezuela đã giúp đỡ những nỗ lực của nhóm rộng lớn hơn. Sản lượng hàng ngày của quốc gia này là 1,5 triệu thùng, thấp hơn 560.000 thùng so với mức tháng 10 năm 2016 – điểm khởi đầu được quy định trong thỏa thuận cắt giảm. Đó là gấp năm lần cam kết giảm.

Theo hãng tư vấn Rapidan Energy Group ở Washington, cuộc khủng hoảng kinh tế ở quốc gia Mỹ Latinh này không cho thấy dấu hiệu suy giảm và sản lượng có thể giảm xuống còn 1,1 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay. Sự sụt giảm này thậm chí còn tồi tệ hơn nếu Mỹ thực hiện các đe dọa áp đặt các lệnh trừng phạt mới sau cuộc bầu cử vào tháng 5, ông Rapidan nói.

Cấm vận Iran

Việc mất đi lượng dầu đáng kể của Venezuela sẽ làm thắt chặt các thị trường dầu mỏ nhiều hơn so với OPEC và các đồng minh dự định. Sự căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran có thể làm cho thâm hụt nguồn cung thậm chí còn nghiêm trọng hơn.

Tháng tới, Tổng thống Trump sẽ xem xét lại cam kết của Mỹ đối với một thỏa thuận quốc tế nhằm hạn chế các hoạt động hạt nhân của Iran để đổi lấy sự miễn trừng phạt. Ông Trump đã chỉ trích gay gắt về hiệp ước này và gần đây đã sa thải các quan chức hàng đầu, những người ủng hộ thoả thuận này, thay thế họ bằng những chính trị gia thù địch hơn.

Theo ông Mike Wittner, giám đốc nghiên cứu thị trường dầu mỏ của Societe Generale SA, có 70% khả năng Trump sẽ từ bỏ thỏa thuận và áp dụng lệnh trừng phạt lên việc bán dầu. Điều đó sẽ hạn chế xuất khẩu của Iran khoảng 500.000 thùng mỗi ngày, ông ước tính.

Theo các điều khoản của thỏa thuận OPEC năm 2016, Iran không phải giảm sản lượng vì nước này vẫn đang hồi phục từ đợt trừng phạt quốc tế gần đây nhất. Vì thế việc giảm sản lượng một nửa triệu thùng, kết hợp với việc mất 900.000 thùng dầu thô của Venezuela sẽ làm tăng gấp đôi mức cắt giảm theo mục tiêu của nhóm.

Rủi ro cao

Tình hình ở cả hai nước là rất không chắc chắn và dự đoán trực tiếp có thể không hoàn toàn. Theo Olivier Jakob, chuyên gia tư vấn Petromatrix GmbH ở Zug, Thụy Sĩ, các nước đồng minh châu Âu của Mỹ muốn duy trì thỏa thuận với Iran có thể có nghĩa là tác động của những hạn chế mới của Mỹ đối với việc bán dầu mỏ sẽ bị hạn chế. Công ty dầu mỏ quốc gia của Venezuela đã tránh khỏi vỡ nợ mặc dù không có dấu hiệu cho thấy có các nguồn lực cần thiết để đảo ngược sản lượng.

Theo Ed Morse, giám đốc nghiên cứu hàng hóa của Citigroup Inc. tại New York, những nỗ lực của OPEC để thắt chặt thị trường sẽ đi xa hơn dự định và “việc giảm hàng tồn kho sẽ  nhiều hơn mục tiêu”.

Điều đó sẽ làm cho Nga và Saudi Arabia trở nên tiến thoái lưỡng nan về việc có nên tiếp tục kiềm chế sản xuất hay khôi phục lại nó hay không. Hiện không rõ họ sẽ chọn điều nào.

Trước khi OPEC và Nga đồng ý mở rộng cắt giảm trong năm ngoái, Moscow đã lên tiếng lo ngại rằng việc tăng giá quá cao sẽ chỉ kích thích sản xuất ở Mỹ. Tuy nhiên, gần đây, Bộ trưởng Năng lượng Alexander Novak đã nhắc lại sự hỗ trợ của Saudi cho việc tiếp tục hạn chế cho đến cuối năm 2018 theo kế hoạch và nói về sự hợp tác kéo dài vô thời hạn.

Duy trì cắt giảm và cho phép một thị trường thắt chặt hơn sẽ phù hợp với mong muốn của Saudi Arabia về giá dầu khoảng 80 USD một thùng để hỗ trợ việc định giá Aramco trước khi chào bán công khai lần đầu. Tuy nhiên, cũng có thể sẽ có xu hướng tăng sản lượng để chiếm thị phần từ đối thủ Iran trong khu vực, giống như nước này đã làm trong đợt cấm vận gần đây nhất trong năm 2012.

Eugen Weinberg, giám đốc nghiên cứu hàng hóa tại Commerzbank AG ở Frankfurt, nói: ” Saudi Arabia đã tăng sản lượng lần gần nhất khi Iran bị trừng phạt. “Liệu lần này có sự khác biệt hay không?”

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Lợi nhuận của Shell tăng gấp hơn hai lần trong năm 2017 | Hoanghungpetro.com.vn

Giám đốc điều hành Shell Ben van Beurden cho rằng năm 2017 là một năm hoạt động tài chính hiệu quả đối với Shell. 
Giám đốc điều hành Ben van Beurden của Royal Dutch Shell. Ảnh: Reuters
Ng..

Giá xăng hôm nay 13/6 tăng mạnh, vượt xa mốc 32.000 đồng/lít!

Với việc giá xăng trong nước đang thấp hơn giá thành phảm tại thị trường Singapore từ 500 – 800 đồng/lít, giá xăng hôm nay được dự báo sẽ tăng mạnh, vượt mốc 32.000 đồng/lít.
Theo quy định tại Nghị định 95, việc điều hành giá xăng dầu sẽ được thực..

Ả Rập Xê Út sẽ cắt giảm xuất khẩu dầu thô tới châu Á

Ả Rập Xê Út hôm 11.12 thông báo sẽ cắt giảm xuất khẩu dầu thô đến các khách hàng châu Á vào tháng 1.2018 để đẩy nhanh việc tái cân bằng thị trường dầu ..

Baker Hughes: Số giàn khoan dầu Mỹ tăng tuần thứ 5 liên tiếp | Hoanghungpetro.com.vn

 
Các công ty năng lượng Mỹ đã bổ sung 1 giàn khoan trong tuần này, tăng 5 tuần liên tiếp, do giá dầu leo lên mức cao hai tuần.
Theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, c