Libya có thể tăng sản lượng dầu lên 2 triệu thùng/ngày?

Kể từ sau vụ lật đổ và giết chết Muammar Gaddafi năm 2011, sản lượng dầu của Libya vẫn còn thấp hơn công suất. Với những ảnh hưởng kéo dài của cuộc nội chiến, quốc gia vốn là một thành viên của OPEC đã phải chật vật để thúc đẩy sản xuất dầu tại các mỏ dầu lớn của mình. Mặc dù có mức tăng sản lượng trung bình 828.000 thùng/ngày trong năm 2017, nhưng Libya đã không đạt được mức sản lượng ở thời Gaddafi.

Libya có trữ lượng dầu lớn nhất ở châu Phi với ước tính khoảng 47,1 tỷ thùng. Quốc gia này cũng đứng thứ 9 trên thế giới về trữ lượng dầu hiện có. Mặc dù vậy, Nigeria hiện đang là nhà sản xuất dầu hàng đầu ở châu Phi.

Trở lại những năm 1970, Libya đã sản xuất được 3 triệu thùng dầu mỗi ngày. Điều này đã xác định Libya là nhà cung cấp chính dầu thô ngọt sang châu Âu. Vào thời điểm xảy ra cái chết của Gaddafi, sản lượng dầu thô của nước này đã rơi xuống khoảng 1,6 triệu thùng dầu mỗi ngày. Hiện tại, Libya đang nỗ lực để duy trì mức sản xuất 1 triệu thùng mỗi ngày.

Thúc đẩy sản xuất dầu ở Libya

Phần lớn sự suy giảm trong sản xuất dầu hàng ngày ở Libya liên quan đến hậu quả phiến quân nổi dậy năm 2011 được NATO chống lưng. Khi Gaddafi bị lật đổ, sự chia cắt quyền lực trong nước cũng như việc sử dụng các cơ sở sản xuất dầu như là quân bài thương lượng tạo một môi trường bất lợi cho sản xuất dầu mỏ.

Với tình trạng mất trật tự và bất ổn xảy ra sau khi chế độ Gaddafi sụp đổ, quốc gia này đã phải ngừng sản xuất dầu mỏ. Những gián đoạn tại mỏ dầu khổng lồ Sharara và El Feel đã gây sức ép lên sản xuất và xuất khẩu dầu kể từ đó.

Các hoạt động của lực lượng nổi dậy cũng đóng một vai trò lớn trong việc làm phá hoại sản xuất dầu mỏ ở Libya. Với sự chia cắt quyền lực, các nhóm vũ trang khác đã làm gián đoạn sản xuất tại các mỏ dầu và cảng lớn.

Các vấn đề bất ổn hiện tại làm hạn chế sản xuất dầu

Mặc dù tình hình an ninh đã được cải thiện phần nào từ năm 2016, nhưng sản xuất dầu mỏ ở Libya vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức.

Sự kết hợp của trở ngại về tài chính -kinh tế, các nhóm vũ trang đang tìm cách giải thoát cho các thành viên bị giam tù cùng với những diễn biến chính trị là một số trong những yếu tố hiện tại đang ảnh hưởng đến sản xuất dầu mỏ. Với thu nhập từ dầu mỏ suy giảm và quyền lực hạn chế đối với các nhóm vũ trang, Chính phủ Hiệp ước Quốc gia (GNA) ở Tripoli không có khả năng ngăn chặn việc ngừng hoạt động bất hợp pháp và các hoạt động tài chính liên quan đến sản xuất.

Về điểm này, lực lượng nổi dậy bên trong và bên ngoài thủ đô vẫn có khả năng làm ngừng sản xuất từ ​​xa hoặc tại các kho cảng. Chẳng hạn như, các nhóm vũ trang gần thị trấn phía tây Zintan đôi khi đã làm gián đoạn sản xuất tại mỏ dầu Sharara bằng cách cắt đường ống dẫn tới bờ biển Địa Trung Hải.

Những hạn chế về tài chính mà chính phủ và Tập đoàn dầu mỏ quốc gia (NOC) đang phải đối mặt cũng góp phần làm giảm sản lượng dầu mỏ. Trong khi NOC đang phải vật lộn với việc hoàn trả tiền bị chậm trễ thì sự hạn chế về tài chính đã gây khó cho chính phủ để thanh toán cho cho Lực lượng bảo vệ cơ sở dầu khí Dầu khí (Petroleum Facilities Guards (PFG).

Gần đây vào tháng 2 năm 2018, một cuộc biểu tình của PFG tại mỏ dầu El Feel đã lên đến đỉnh điểm làm gián đoạn sản xuất lần nữa. NOC đã sơ tán các công nhân của họ và đóng cửa cơ sở khi một nhóm PFG xông vào khối hành chính quản trị và đe doạ các công nhân ngoài việc phá hoại nhiều hồ sơ và bắn chỉ thiên.

Căng thẳng chính trị ở miền đông Libya tiếp tục làm phá hoại sản xuất trong khu vực vốn chứa phần lớn dầu mỏ của nước này. Các phe phái vũ trang trong khu vực đang phản đối việc phân phối thu nhập dầu của chính phủ và không muốn từ bỏ cuộc đấu tranh vũ trang của họ trong tương lai gần.

Con đường phía trước

Xét cho cùng, tăng trưởng sản lượng dầu ở Libya là không thể đạt được trừ phi mối quan hệ giữa các quốc gia và an ninh được cải thiện.

NOC đã bày tỏ ý định thúc đẩy sản lượng dầu của Libya lên 2,2 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2023. Hiện tại, NOC không thể làm được việc này nếu như không có sự giúp đỡ từ các công ty dầu mỏ nước ngoài.

Sự nhiệt tình xen lẫn giữa các công ty dầu mỏ cho thấy Libya vẫn còn một chặng đường dài để đạt được mục tiêu sản xuất đầy tham vọng của mình và có lẽ phải làm nhiều hơn để thu hút các đại gia dầu mỏ.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Thị trường ngày 10/8: Giá vàng thấp nhất hơn 4 tháng, dầu, đồng, quặng sắt… đồng loạt giảm mạnh

 Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần USD mạnh lên khiến nhiều hàng hóa định giá bằng đồng tiền này đắt hơn cho người mua bằng đồng tiền khác đẩy giá nhiều hàng hóa sụt giảm..

Hai quỹ đầu tư của Mỹ quyết tâm đầu tư vào ngành dầu mỏ Venezuela

Hai quỹ đầu tư của Hoa Kỳ đã thành lập một liên doanh để đầu tư vào ngành công nghiệp dầu mỏ Venezuela.
Hai quỹ, Gramercy Funds Management và Amos Global Energy, sẽ hợp tác với một bộ phận của Inelectra Group, một công ty có trụ sở tại Venezuela, ..

Tăng thuế môi trường xăng dầu gấp đôi: Bộ Tài chính chỉ nhìn một phía?

   Muốn nâng thuế môi trường lên kịch khung 8000 đồng/lít nhưng cách giải thích của Bộ Tài chính là chưa công bằng vì chỉ đứng về phía nhà nước, chưa đứn..

Ngành dầu khí Nigeria bị ảnh hưởng bởi đình công

Công đoàn lao động dầu khí Nigeria đã bắt đầu cuộc đình công trên cả nước, làm ảnh hưởng tới các cây xăng và tàu chở dầu, trong khi các công nhân trong..