Libya đóng cửa hai cảng dầu lớn do giao tranh

Ngày 14/6, hai cảng dầu lớn Es Sider và Ras Lanuf của Libya đã phải đóng cửa và sơ tán nhân viên do các cuộc giao tranh sau khi một nhóm cực đoan tấn công hai địa điểm này. 

cảng dầu Es Sider. Ảnh: Reuters

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, giao tranh bùng phát sau khi nhóm Lữ đoàn Phòng vệ Benghazi (BDB) trung thành với Tướng Khalifa Haftar chỉ huy lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) ở miền Đông, phối hợp với một nhóm vũ trang do Ibrahim Jathran – một cựu chỉ huy Lực lượng Bảo vệ các cơ sở dầu mỏ – dẫn đầu, tấn công vào khu vực dầu mỏ trên và giao tranh với lực lượng quân đội bảo vệ khu vực này.

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Libya (NOC) cho biết vụ tấn công đã khiến ít nhất một bể chứa tại cảng Ras Lanuf bốc cháy, gây thiệt hại 200.000 thùng dầu/ngày và tất cả nhân viên tại đây đã phải sơ tán.

Chủ tịch NOC Mustafa Sanalla ước tính thiệt hại có thể tới 400.000 thùng dầu/ngày nếu hai cảng này vẫn tiếp tục đóng cửa, đồng thời gọi đây là một “thảm họa quốc gia” đối với đất nước Libya vốn phụ thuộc chủ yếu vào dầu mỏ.

Thủ tướng Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA) Fayez Serraj đã lên án vụ tấn công nhằm vào các cảng dầu nói trên, nêu rõ đây là một hành động “leo thang vô trách nhiệm đẩy đất nước vào một cuộc nội chiến”.

Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Libya (UNSMIL) cũng lên án vụ tấn công, cảnh báo tình trạng leo thang nguy hiểm tại khu vực dầu mỏ nói trên sẽ gây tổn hại nền kinh tế Libya cũng như có nguy cơ làm bùng phát một cuộc xung đột trên diện rộng.

UNSMIL nhấn mạnh sự cần thiết phải ngay lập tức khôi phục trật tự và sự thống nhất của Libya phải được đặt lên hàng đầu.

Hai cảng dầu mỏ trên nằm trong khu vực dầu mỏ cách thủ đô Tripoli khoảng 500 km về phía Đông. Khu vực này bao gồm các cảng dầu lớn nhất của Libya. Hồi tháng 9/2016, quân đội Libya đã giành kiểm soát khu vực này và trục xuất các lực lượng của Jathran khi lực lượng này đóng cửa các cảng dầu lớn và khiến Libya thiệt hại hàng tỷ USD.

Các bể chứa tại cảng Es Sider và Ras Lanuf đã bị hư hại nặng trong các cuộc xung đột vũ trang trước đó và đến nay vẫn chưa được sửa chữa.

Sản lượng dầu của Libya đã phục hồi ở mức hơn 1 triệu thùng/ngày trong năm 2017 và hầu như ổn định, mặc dù hoạt động khai thác vẫn dễ bị ảnh hưởng bởi các cơ sở dầu mỏ luôn có nguy cơ bị đóng cửa hoặc bị phong tỏa. Sản lượng khai thác của quốc gia Bắc Phi này hiện vẫn thấp hơn mức 1,6 triệu thùng/ngày của thời điểm trước cuộc nổi dậy năm 2011.

Libya rơi vào bất ổn kể từ sau cuộc chính biến lật đổ nhà lãnh đạo Moamar Gadhapfi năm 2011. Bất chấp thỏa thuận đạt được năm 2015, Libya vẫn chìm trong bạo lực, hỗn loạn và chia rẽ chính trị.

Hiện ở quốc gia này tồn tại hai chính quyền với các lực lượng vũ trang riêng, gồm GNA được Liên hợp quốc ủng hộ hoạt động tại thủ đô Tripoli do Thủ tướng Serraj lãnh đạo và một chính quyền tại miền Đồng được Tướng Haftar hậu thuẫn./.

Nguồn tin: bnews.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu và Aramco IPO làm tăng cược cho việc cắt giảm OPEC

Các quan chức OPEC đã hạ thấp triển vọng cắt giảm sản lượng dầu thô sâu hơn. Nhu cầu có thể đang tăng lên và các nhà sản xuất đá phiến Mỹ cuối cùng cũng cảm thấy sức ép ..

Lạm phát của Mỹ có thực sự đang hạ nhiệt nhanh hơn dự kiến ​? | Hoanghungpetro.com.vn

Lạm phát của Mỹ đang hạ nhiệt nhanh hơn nhiều so với các chuyên gia đang đặt cược vào dấu hiệu của hàng loạt các đợt tăng lãi suất mạnh tay của Cục Dự trữ Liên bang đang dập tắt áp lực giá cả. Theo Bộ Lao động, giá đã tăng 8,5% ở nền kinh tế lớn nhất..

OPEC dự kiến sẽ duy trì mức cắt giảm hiện tại, bất chấp các tín hiệu yếu kém

Các bộ trưởng chủ chốt của OPEC sẽ họp trực tuyến vào ngày 17 tháng 9 trong bối cảnh nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đình trệ, việc tuân thủ nghiêm ngặt việc cắt giảm sản lượng và khả năng quay tr..

Các nước ghìm giá xăng, dầu như thế nào

Giá xăng, dầu liên tục lập đỉnh khiến nhiều quốc gia phải tìm cách hãm đà tăng bằng giảm thuế hay xả kho dự trữ.
Chiến sự tại Ukraine và tác động lan truyền của sự kiện này đã kéo giá dầu thế giới tăng vọt thời gian qua, khiến hàng loạt chính phủ ..