Liệu dầu mỏ có thể khiến thế giới cuối cùng ủng hộ người Kurd?

Một tháng sau khi KRG bỏ phiếu ủng hộ một cuộc trưng cầu dân ý để tìm kiếm sự độc lập từ Iraq, cuối cùng Baghdad đã có phản ứng. Sáng sớm ngày 16 tháng 10, các lực lượng Iraq đã giao chiến với quân đội người Kurd tại Taza Khurmatu, một thành phố nằm ở phía nam của Kirkuk. Tất cả các bằng chứng cho thấy các lực lượng Iraq và Iran tập trung các cuộc tấn công vào lực lượng người Kurd để giành lại các mỏ dầu địa phương. Số phận của khu vực dầu mỏ này có thể là động lực thúc đẩy mối quan tâm của Arab và Mỹ để cuối cùng sẽ đồng tình với mong muốn của người Kurd.

Các lực lượng Iraq có ý định tiến vào Kirkuk để giành quyền kiểm soát căn cứ không quân K1 và các mỏ dầu trong khu vực. Kirkuk là vùng cung cấp khoảng 10% lượng dầu mỏ của Iraq. Dưới sự kiểm soát của KRG, dầu hiện đang được xuất khẩu qua đường ống Ceyhan tới một cảng Thổ Nhĩ Kỳ trên Địa Trung Hải.

Các lực lượng Iraq được nghi ngờ rằng đang tiến hành hoạt động quân sự dưới sự bảo trợ của Popular Mobilization Forces PMF, hay Al-Hash Al Sha’abi bằng tiếng Ả-Rập. Theo báo cáo của Trung tâm Carnegie Trung Đông, lực lượng này thực sự là một tổ chức bảo vệ cho ít nhất 40 nhóm dân quân khác nhau, phần lớn trung thành với một trong ba giáo sĩ Shi’a. Một trong những giáo sĩ này là Nhà nước Pháp quyền Tối cao của Iran, Ayatollah Ali Khamenei, người thực chất là nhà điều hành chính trị và tôn giáo của Iran.

PMF được biết là có liên hệ thường xuyên với Qassem Soleimani, chỉ huy lực lượng Quds của Tổ chức Bảo vệ Cách mạng Hồi giáo (IRGC) của Iran. Có bằng chứng rõ ràng về các lực lượng Iran đang tham chiến cùng với Baghdad trong trận chiến với Mosul chống lại Nhà nước Hồi giáo. KRG cho rằng Soleimani ở Iraq chỉ để cố vấn và có thể chỉ huy các lực lượng PMF tấn công các mỏ dầu của Kirkuk. Baghdad không phủ nhận ảnh hưởng của Soleimani.

Rõ ràng rằng Baghdad và PMF có ý định kiểm soát nguồn tài nguyên dầu của Kirkuk từ KRG. Rõ ràng Iran cũng tham gia vào các hoạt động này. Iran không hành động vì lòng nhân từ đối với nước láng giềng Iraq.

Nếu có vẻ như những người Iran hoặc lực lượng đại diện của Iran có thể thành công trong việc kiểm soát dầu tại khu vực Kirkuk, Mỹ và các nước Trung Đông chống lại sự gia tăng ảnh hưởng của Iran sẽ có một lý do rõ ràng để ủng hộ cho các lực lượng người Kurd đang kiểm soát các đường ống ở Kirkuk. Nếu Iran kiểm soát nguồn tài nguyên dầu mỏ trong biên giới Iraq hôm nay, dù là trực tiếp hoặc thông qua các đại diện, nó sẽ làm tăng đáng kể sức mạnh của Iran. Sức mạnh kết hợp của Iraq và Iran trong OPEC sẽ đủ để có thể chống lại sức mạnh của các quốc gia vùng Vịnh có truyền thống thống trị nhóm này. Tương tự như vậy, Mỹ không muốn Iran có ảnh hưởng hơn nữa trong thị trường dầu mỏ, một mặt hàng quan trọng.

Tại thời điểm này, không rõ liệu PMF có thể thành công trong việc kiểm soát các  mỏ dầu từ lực lượng Peshmerga của người Kurd, những chiến binh dày dạn kinh nghiệm cùng với nhà cửa và tính mạng của gia đình họ trong khu vực này. Các báo cáo ban đầu từ khu vực dường như cho thấy lực lượng của Peshmerga có lợi thế hơn mặc dù Baghdad tuyên bố ngược lại, chương mới nhất trong một cuộc xung đột kéo dài trong một thế hệ vừa mới bắt đầu.

Nguồn: xangdau.net/Forbes

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Hai nguyên nhân phía sau cú đảo chiều chóng vánh của giá dầu

Chỉ trong vòng một tuần, giá dầu thế giới đã chuyển từ đỉnh cao sang đáy sâu…
Một giàn khoan dầu của Saudi Arabia trên vịnh Persia.
Chỉ trong vòng một tuần, giá dầu thế giới đã..

OPEC dự kiến sẽ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ

Bộ trưởng các nước thuộc nhóm Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ nhóm họp tại Vienna vào ngày 30/11 sắp tới để xem xét gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ sẽ hết hiệu lực vào ..

Có thể giá xăng sẽ tăng kỉ lục vào chiều nay 20/7

Theo nhiều chuyên gia xăng dầu dự báo, trong kì điều chỉnh giá vào chiều nay (20/7), có thể giá xăng sẽ được điều điều chỉnh tăng mạnh. 
Theo đó, lý do để các chuyên gia..

Saudi Arabia có đang để mất thị phần ở châu Á?

Khi Washington và Bắc Kinh có mâu thuẫn thương mại và khi căng thẳng ở Syria làm tăng giá dầu thế giới, việc đưa vào lại áp lực địa chính trị vốn phần lớn đã được gỡ bỏ khỏi phương ..