Liệu đây có thể là cuộc chiến ủy nhiệm tiếp theo ở Trung Đông?

Như thể những căng thẳng leo thang ở Syria và Yemen và sự chia rẽ ngày càng lớn trong quan hệ Mỹ-Iran và Iran-Israel là không đủ, một điều bất ngờ – dù vẫn còn là mở đầu- đó là kết quả bầu cử tại quốc gia sản xuất lớn thứ hai của OPEC, Iraq, có thể tạo thêm căng thẳng cho sự đối đầu giữa Saudi -Iran và có thể biến Iraq thành trận chiến tiếp theo để có được tầm ảnh hưởng ở Trung Đông, Helima Croft, người đứng đầu toàn cầu về chiến lược hàng hóa tại RBC Capital Markets, nói với CNBC hôm thứ Ba.

Cuối tuần qua, người dân Iraq đã đi bỏ phiếu cho cuộc tổng tuyển cử đầu tiên kể từ khi nước này tuyên bố chiến thắng trước Nhà nước Hồi giáo IS năm ngoái. Trong khi Thủ tướng đương nhiệm Haider al-Abadi được xem là người có nhiều khả năng chiến thắng nhất, thì liên minh của giáo sĩ Shiite Moqtada al-Sadr, người có mối quan hệ rất cứng rắn với Mỹ, là người có khả năng chiến thắng trong một bước ngoặt bất ngờ, theo kết quả sơ bộ dựa trên hơn 91% số phiếu bầu tại 16 trong số 18 tỉnh của Iraq.

Theo kết quả sơ bộ, đứng thứ hai trong cuộc bỏ phiếu là lãnh đạo dân quân được Iran ủng hộ, Hadi al-Amiri, trong khi liên minh hiện tại của Thủ tướng al-Abadi chỉ đứng thứ ba.

Tuy nhiên, kết quả cho thấy rằng sẽ có Quốc hội treo và chính phủ mới có thể sẽ là một chính phủ liên minh. Mặc dù al-Sadr sẽ không phải là thủ tướng bởi vì bản thân ông không chạy đua trong cuộc bầu cử này nhưng ông có quyền bổ nhiệm nhà lãnh đạo kế tiếp – và điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính trị cũng như chính sách của Iraq.

Iraq Chính phủ liên minh có thể sẽ mất vài tháng để đàm phán và thành lập, và điều này cũng có thể ảnh hưởng đến các hợp đồng dầu mỏ mới của Iraq cũng như các công ty dầu mỏ quốc tế phải tạm hoãn lại để xem môi trường đầu tư và bỏ thầu sẽ như thế nào.

Iraq là nhà sản xuất lớn thứ hai của OPEC và đã cung cấp 4,429 triệu thùng/ngày trong tháng Tư, theo các nguồn tin thứ cấp của OPEC.

Không chắc rằng Iraq sẽ đưa ra một chính sách dầu mới tại cuộc họp OPEC tháng Sáu vì chính phủ có thể sẽ mất nhiều tháng để thành lập, theo Croft của RBC.

Nhưng quan trọng hơn, “Al-Sadr là một nhân vật thú vị vì ông ta có mối quan hệ rất, rất cứng rắn với Mỹ và cũng có mối quan hệ ngày càng khó gần với người Iran”, Croft nói.

“Và chính phủ Iran cho biết họ không muốn ông ta thành lập một liên minh và gần đây ông này đã lập lại mối quan hệ hữu nghị với Saudi Arabia,” bà nói với CNBC.

“Vì vậy, tôi nghĩ sẽ rất quan trọng để xem điều gì xảy ra ở Iraq. Tôi nghĩ rằng đó có thể là một trận chiến ủy nhiệm quan trọng hiện nay cho tương lai của Trung Đông”, bà cho biết thêm.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu tuần tới ‘trông ngóng’ số liệu kho dầu Mỹ và tín hiệu từ OPEC

Thị trường sẽ tiếp tục dõi theo nỗ lực cắt giảm sản lượng của OPEC và các nhà sản xuất lớn khác, trong khi sản lượng của Mỹ dự kiến vẫn tăng ổn định trong tuần tới. 
Những tín hiệu từ OPEC
Các..

Giá xăng dầu hôm nay 15/3: Tạm ngừng giảm giá sâu

Giá xăng dầu hôm nay 15/3 đã tạm ngừng đà giảm giá kéo dài trong những phiên giao dịch gần đây nhưng nguồn cung thừa thãi vẫn mang tới những nỗi lo lớn. 
Giá xăng dầu h

Giá dầu có thể tăng cao bao nhiêu vào năm 2021?

Tiến bộ trong việc phát triển vắc xin và kỳ vọng rằng OPEC sẽ quyết định trong thời gian chưa đầy hai tuần nữa để duy trì mức cắt giảm hiện tại thêm ba tháng thay vì nới lỏng từ tháng 1 năm 2021 khiến..