Liệu Venezuela đã mất đi một đồng minh quan trọng?

Cuộc khủng hoảng nợ của Venezuela được dự kiến ​​sẽ tồi tệ hơn trong năm nay, và chính phủ này có thể không còn nhận được sự trợ giúp của một trong những ân nhân quan trọng nhất của mình, làm gia tăng nguy cơ bị vỡ nợ.

Trung Quốc đã gửi khoảng 50 tỷ USD cho Venezuela trong những năm qua, các khoản cho vay đã được hoàn trả trong các chuyến hàng dầu. Trung Quốc cần dầu và Venezuela cần tiền mặt, và mối quan hệ này đã hiểu quả trong một khoảng thời gian. Nhưng khi tình hình kinh tế của Venezuela trở nên tồi tệ hơn, Trung Quốc dần dần lùi bước. Hoặc, chính xác hơn, Trung Quốc cho phép các điều khoản hoàn trả nợ của Venezuela tốt hơn trong khi đồng thời từ từ đóng cửa các khoản vay mới.

Theo một báo cáo mới của Reuters, với một thỏa thuận hết hạn năm nay, Trung Quốc có thể sẽ mở rộng một thỏa thuận tài chính vốn đang diễn ra và kéo dài khoản cần thanh toàn cho Venezuela. Với rất ít hoặc không còn tiền mặt, Trung Quốc đang cho phép Venezuela chỉ trả lãi cho khoản nợ của mình.

Tuy nhiên, trong khi thảo thuận đó sẽ tiếp tục, Reuterscho biết rằng Trung Quốc có thể sẽ cắt đứt các khoản vay mới  cho Venezuela. “Do sản xuất dầu của Venezuela đang sụt giảm, nên các ngân hàng Trung Quốc không tái cấp các khoản vay,” một nguồn tin trong ngành công nghiệp dầu mỏ của Trung Quốc nói với Reuters.

Phần lớn dầu của Venezuela vẫn được dành cho các nghĩa vụ này, điều đó có nghĩa là Caracas không thu được bất kỳ khoản thu nhập nào từ lượng hàng xuất khẩu đó. Reuters nói rằng Venezuela vẫn nợ Trung Quốc 19,3 tỷ USD, một nửa trong số đó là bắt nguồn từ thỏa thuận năm 2010. Vấn đề ở Venezuela là nợ gốc của các khoản thanh toán này không giảm vì chỉ có thanh toán lãi được thực hiện.

Tỷ lệ trả nợ đang giảm dần. Chính phủ Venezuela có ít hơn 10 tỷ đô la tiền mặt dự trữ, với khoản thanh toán nợ trong năm nay vượt quá mức đó. Hơn nữa, sản xuất dầu của Venezuela đang giảm mạnh, và bởi vì Trung Quốc đòi hỏi một phần lớn sản lượng đó, giảm sản lượng có nghĩa là một nguồn doanh thu thu hẹp lại. Trung Quốc có thể sẽ không được hoàn trả, nhưng sẽ tiếp tục nhận lấy nhiều dầu trong khi vẫn có thể.

Theo Hội đồng Đại Tây Dương, Venezuela gửi khoảng 500.000 đến 600.000 thùng/ngày đến Trung Quốc và Nga để trả nợ cho các khoản vay trước đây. Còn 400.000 đến 450.000 thùng/ngày được bán ở thị trường trong nước với một mức giá đáy thấp. Điều đó chỉ để lại khoảng 850.000 thùng/ngày mà Venezuela có thể kiếm được thu nhập, một con số có thể tiếp tục giảm trong năm nay.

Reuters cũng báo cáo rằng Trung Quốc đã từ chối gia hạn hợp đồng cung cấp vốn với công ty dầu khí quốc doanh thuộc sở hữu nhà nước Venezuela là PDVSA mà có thể chuyển thành đầu tư dầu mỏ. Bắc Kinh dường như không nhận các lời kêu gọi của Caracas.

Một nguồn tin cho Reuters biết rằng các quan chức Trung Quốc đang bắt đầu đưa Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro vào cùng một phạm trù như Robert Mugabe, người đã lãnh đạo Zimbabwe trong bốn thập kỷ qua nhưng cuối cùng đã bị buộc rời bỏ quyền lực.

Nói cách khác, Trung Quốc coi Maduro là một nhà độc tầm thường, người mà quyền lực đang ngày một lung lay. Sự hỗ trợ của Trung Quốc là giao dịch và chính phủ Trung Quốc sẽ không lấy làm phiền với việc lật đổ Maduro nếu lực lượng của ông ta bắt đầu suy yếu. “Trung Quốc coi Venezuela là một nước Zimbabwe khác: mang lại lợi nhuận ích ỏi trong  đầu tư,” một nguồn tin ở Bắc Kinh nói với Reuters.

Với rất ít đồng minh hiện tại, nguồn hỗ trợ cuối cùng của Venezuela là Nga. Theo Time, Nga đã tích cực trợ giúp cho Venezuela trong việc thành lập một loại tiền ảo mới của nước này, “petro”. Tiền ảo này được đưa ra để đối phó với tình trạng siêu lạm phát, làm cho đồng tiền chính thức của Venezuela, bolivar, trở nên vô giá trị. Maduro đã tuyên bố rằng đồng petro sẽ giúp tăng hàng tỷ đô la doanh thu mới, nhưng những tuyên bố đã được đưa ra không có bằng chứng và hầu hết các nhà phân tích không coi chúng là nghiêm túc.

Trong khi đó chính quyền Trump vừa công bố các lệnh cấm lên đồng petro, cấm các công dân Mỹ tham gia vào bất kỳ giao dịch nào với tiền ảo này. Không rõ hiệu quả thực tế của này là gì, mặc dù nó có thể làm suy yếu bất cứ điều  sự quan tâm nào với petro.

Không chắc liệu Nga sẽ viện trợ của Maduro. Theo Hội đồng Đại Tây Dương, chính phủ Venezuela nợ Nga khoảng 3 tỷ USD, với PDVSA nợ thêm 5 tỷ USD từ Rosneft của Nga. Khoảng vay đó phải trả với một giá khá cao – chính phủ của Maduro đã cố gắng chuyển giao tài sản dầu mỏ trong nước để đổi lấy sự trợ giúp. Rosneft đã nắm giữ 49% cổ phần trong công ty con Citgo của PDVSA và đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào trữ lượng dầu của nước này. Đây là một nguồn gây bất mãn lớn trong người dân Venezuela và phe chống đối trong Quốc hội, buộc tội Maduro bán trái phép tài sản dầu của quốc gia này.

Nếu không phải là Trung Quốc và Nga đang hưởng lợi rất lớn từ cuộc khủng hoảng của Venezuela – họ có thể không được hoàn trả toàn bộ tất cả các khoản vay. Venezuela là một nguy cơ lớn đối với họ. Nhưng với đất nước đang trong tình trạng khủng hoảng, và Venezuela rơi vào tình trạng nợ nần, Trung Quốc và Nga sẽ hy vọng sẽ sắp xếp để duy trì những mảnh vỡ này .

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu giảm khi Nga xem xét lại việc cắt giảm sản lượng

OPEC và các nhà sản xuất phi thành viên có thể xem xét lại quy mô cắt giảm sản lượng mà họ đã đồng ý  hồi tháng 12/2016 và “giảm bớt cắt giảm”, ..

Bộ Công Thương: Xăng dầu hiện đủ đáp ứng nhu cầu

Đại diện Bộ Công Thương cho biết nguồn cung hiện tại đáp ứng đủ nhu cầu 1,8-2 triệu m3 xăng dầu trong tháng 2 và sau tháng 3 sẽ có phương án bù đắp nếu thiếu hụt.
Chiều 9/2, Bộ Công Thương họp với các đầu mối trước việc nguồn cung xăng dầu khan hi..

Hàng hóa TG sáng 22/11: Giá bạch kim, vàng, dầu…tăng

– Phiên giao dịch 21/11 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 22/11 giờ VN), giá dầu, vàng, bạch kim, cà phê arabica … đều tăng.
Trên..

Chông gai đang chờ OPEC

Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) hy vọng tái cân bằng thị trường dầu mỏ trong năm 2018. Tuy nhiên, các nhà phân tích dự đoán OPEC sẽ gặp phải không ít thách thức ..