Một năm “vượt sóng cả” của Lọc hóa dầu Bình Sơn

Năm 2016, kế hoạch sản xuất kinh doanh của Cty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) được kỳ vọng sẽ vươn lên trở thành “anh cả đỏ” mới của ngành Dầu khí, đóng góp tối đa cho ngân sách quốc gia. Có thể nói, chưa có năm nào một doanh nghiệp lọc dầu non trẻ như BSR lại gặp nhiều khó khăn đến vậy. Đầu tiên là khó khăn về giá dầu giảm và giữ ở mức thấp; kế đến là chính sách thuế cho sản phẩm lọc dầu Dung Quất… 


Một năm vượt khó

Vào lúc 21 giờ 00 ngày 9/11/2016, Cty BSR đã hoàn thành chỉ tiêu sản lượng 5,8 triệu tấn sản phẩm các loại, về đích sớm 52 ngày so với kế hoạch năm 2016. Từ thời điểm này đến hết năm 2016, Cty BSR sẽ sản xuất thêm hơn 1 triệu tấn sản phẩm các loại, đạt khoảng 6,91 triệu tấn và cao hơn sản lượng năm 2015 khoảng 100 nghìn tấn sản phẩm. Doanh thu cho 1 triệu sản phẩm tăng thêm khoảng 12 nghìn tỷ đồng và nộp ngân sách tăng thêm khoảng 2 nghìn tỷ đồng. Việc hoàn thành sớm kế hoạch sản lượng là nhờ công tác vận hành tuyệt đối an toàn và ổn định liên tục ở công suất tối ưu từ 105 – 107% của Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất. Ngoài ra, thời tiết năm 2016 tương đối thuận lợi, không có mưa bão gây ảnh hưởng đến công tác nhập dầu thô và xuất bán sản phẩm. Việc cố gắng hoàn thành sớm trước 52 ngày để bù lại sản lượng cho đợt bảo dưỡng tổng thể NMLD Dung Quất lần 3 vào giữa năm 2017 (dự kiến 52 ngày bảo dưỡng).

Bằng nỗ lực không biết mệt mỏi của tập thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên Cty, các khó khăn đã được tháo gỡ, làm đòn bẩy cho một năm thành công ngoài mong đợi của BSR.

Điểm đáng nói phải kể đến “nút thắt” về thuế đã được Chính phủ ký Quyết định số 1725 ngày 3/9/2016 đồng ý chấp thuận cho Cty BSR được hoạt động theo cơ chế tự chủ kể từ ngày 1/1/2017. Với cơ chế này, hàng hóa của BSR đã có thể cạnh tranh bình đẳng với hàng nhập khẩu. Đây là thời cơ thuận lợi để BSR tăng tốc phát triển. Theo đó, Chính phủ sẽ bãi bỏ thu điều tiết đối với các sản phẩm dầu, LPG, sản phẩm hoá dầu tiêu dùng trong nước (hiện đang ở mức 13% đối với xăng). Cùng đó, bãi bỏ các mức giá trị ưu đãi (hiện được cộng 3 – 7% thuế nhập khẩu vào giá bán). Quyết định cũng đáp ứng đúng đề xuất mà Cty BSR đưa ra nhiều lần, đó là giảm thuế nhập khẩu dầu diesel và nguyên liệu bay Jet A1 từ 10% hiện tại về 0% – là ngang bằng với thuế suất – thuế nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu hiện nay.

Ông Trần Ngọc Nguyên – Tổng Giám đốc BSR phân tích: Với quyết định này, BSR sẽ chủ động cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, BSR mới sản xuất đáp ứng được 40% nhu cầu, còn 60% nhu cầu xăng dầu vẫn phải nhập khẩu. Vì vậy, việc đưa giá xăng dầu cạnh tranh với hàng ngoại nhập là điều kiện rất tốt để các nhà nhập khẩu mua hàng của BSR trong thời gian tới. Hiện nay, BSR đang có lợi thế cạnh tranh khi bán hàng cho các doanh nghiệp trong nước do: Thứ nhất, vận chuyển và bảo hiểm, vì khi mua hàng trong nước thì vận chuyển ngắn hơn do đó chi phí vận chuyển và bảo hiểm sẽ rẻ hơn. Thứ hai, đồng tiền thanh toán là đồng tiền Việt, khi mua hàng từ nhà máy lọc dầu thì các khách hàng trả tiền Việt, còn khi nhập khẩu thì phải trả đồng USD, do đó doanh nghiệp nhập khẩu bị ảnh hưởng khi tỷ giá đồng USD tăng. Thứ ba, thời gian đóng thuế, nếu doanh nghiệp mua trong nước thì mua xong 30 ngày sau mới phải nộp thuế nhập khẩu, còn khi mua hàng nhập khẩu thì phải đóng thuế nhập khẩu xong mới được nhập hàng. Thứ tư, giảm giá hàng tồn kho, nếu mua tại trong nước thì mình được giao ngay, thời gian nhanh hơn, còn nhập khẩu thì thời gian vận chuyển về lâu do đó khi giá giảm thì toàn bộ lô hàng bị ảnh hưởng.

Khi BSR bán được nhiều sản phẩm thì NMLD vận hành ở công suất tối ưu và an toàn với 105% công suất, thậm chí có thời điểm lên tới 110% công suất. Năm 2016, một trong những yếu tố thành công là NMLD Dung Quất luôn hoạt động an toàn, ổn định ở 105% công suất thiết kế. Công suất của nhà máy là 6,5 triệu tấn dầu thô nhưng BSR sẽ sản xuất khoảng 6,91 triệu tấn sản phẩm, vượt thiết kế 0,41 triệu tấn. Đó là thành quả của 5% công suất vượt.

Theo kỹ sư Đặng Ngọc Đình Điệp, Phó Trưởng phòng Kỹ thuật BSR: Nếu tăng công suất của Phân xưởng Chưng cất dầu thô (CDU) lên cao hơn so với 100% công suất và điều chỉnh dải công suất của các phân xưởng phía sau một cách phù hợp sẽ giúp tăng thêm lợi nhuận vì khi công suất nhà máy tăng thêm khoảng 10 – 15% thì các chi phí cố định thay đổi không đáng kể. NMLD Dung Quất có thể vận hành ở công suất 110% với điều kiện các thông số công nghệ và dầu thô phối trộn được điều khiển phù hợp nhằm duy trì các điều kiện vận hành nằm trong giới hạn hoạt động hệ thống/thiết bị. Với giả thiết lợi nhuận tổng (Gross Margin) là 5 USD/thùng, và công suất tăng thêm 10% thì lợi nhuận tăng thêm khoảng 24 triệu USD/năm.

Ngoài ra, lợi nhuận của Cty BSR cũng đã tăng cao do thực hành tiết kiệm, áp dụng nhiều giải pháp khoa học vào sản xuất. Cty đã tiết kiệm được 481 tỷ đồng trong 10 tháng của năm 2016; trong đó giảm tiêu hao trong chế biến, tối ưu hóa năng lượng nội bộ đạt 346 tỷ đồng. Các tiết kiệm khác như tự thực hiện bảo dưỡng sửa chữa, tiết giảm chi phí… đạt 123 tỷ đồng. Riêng tiêu thụ năng lượng nội bộ của nhà máy theo định mức được phê duyệt là 7,6%. Thực tế đạt được là 7,33%; tiết kiệm 127,68 tỷ đồng.

Cty BSR phối hợp với Hãng Solomon nhằm đánh giá giá trị nhân lực, vật lực, năng lượng của NMLD Dung Quất đang ở đâu so với 400 NMLD trên thế giới. Sau một thời gian hợp tác, Solomon đưa ra hàng loạt thông tin hữu ích về nhà máy để các bộ phận chuyên môn BSR nghiên cứu, tìm giải pháp khắc phục. Sau đó, Hãng Shell Global dựa trên những phân tích của Solomon tiếp tục khuyến nghị BSR những giải pháp kỹ thuật để năng cao hiệu quả chế biến của nhà máy. Shell Global đề xuất 34 giải pháp vận hành và nhóm các giải pháp có cải hoán.

Kỹ sư Ngô Đức Khánh cho biết thêm, Phòng Kỹ thuật đã sàng lọc ra 17 giải pháp để đưa vào áp dụng tại các phân xưởng của nhà máy. Trong đó có những giải pháp đạt hiệu quả kinh tế cao như: Giảm tỷ lệ hồi lưu tháp NHT Splitter T1202, giảm tỷ lệ tuần hoàn hydro (H2:Oil) ở phân xưởng CCR (giai đoạn 1), giảm áp suất đầu ra máy nén MAB, giảm tiêu thụ MPS tại thiết bị phản ứng của phân xưởng RFCC, hạn chế xả đuốc ở D2401… Hiện có 11 giải pháp đã được áp dụng, mỗi tháng tiết kiệm cho Cty khoảng 3,6 tỷ đồng.

Bên cạnh nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Cty tích cực thực hiện 2 nhiệm vụ khác, đó là dự án NCMR nhà máy và cổ phần hóa. Đến tháng 4/2017, dự án NCMR sẽ hoàn thành hợp đồng FEED. Tiểu dự án đền bù, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư sẽ hoàn thành trước tháng 5 năm sau… Ban Quản lý Dự án NCMR đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án như: Cử các đoàn công tác, phối hợp với nhà thầu trong quá trình xem xét đánh giá thiết kế FEED; thuê tư vấn JGC xem xét, đánh giá kết quả lập dự toán của nhà thầu AFW (Anh quốc). Ngoài ra, BSR cùng các nhà thầu cũng sẽ đảm bảo các đặc tính kỹ thuật của các phân xưởng bản quyền hiện hữu; đưa ra chiến lược kết nối nhà máy với phần NCMR…

Về cổ phần hóa, Cty đã lựa chọn được nhà thầu đủ năng lực cho gói “tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp và lập phương án cổ phần hóa Cty BSR”. Việc được hoạt động theo cơ chế tự chủ cũng là cơ hội để BSR minh bạch hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo tiền đề trong việc thu hút vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi mà BSR sẽ IPO vào cuối năm 2017 theo lộ trình Chính phủ đặt ra. BSR xác định, phải luôn nâng cao giá trị doanh nghiệp mới là bước đi đúng đắn để thực hiện thành công lộ trình IPO.

BSR luôn nâng cao được năng lực cạnh tranh bằng cách thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học. Từ năm 2009 đến nay, BSR đã thực hiện 121 đề tài nghiên cứu khoa học với tổng số tiền tiết kiệm đem lại trên 5 ngàn tỷ đồng. Năm 2015, tổng số tiền tiết kiệm là trên 500 tỷ đồng, năm 2016 kế hoạch cũng sẽ tiết kiệm 500 tỷ đồng. Đặc biệt, đến hết năm 2016, BSR cũng hoàn thành chuyển đổi ISO 9001 và 14001 sang phiên bản 2015. Hiện nay, BSR tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản trị, hiện tổ chức Marsh Risk Consulting Singapore đang xây dựng cho BSR hệ thống quản trị rủi ro. Hiện NMLD Dung Quất sản xuất 10 sản phẩm xăng dầu, LPG, Polypropylene… các loại. Sau khi nâng cấp mở rộng, nhà máy sẽ có thêm sản phẩm nhựa đường và tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường, BSR sẽ sản xuất thêm một số sản phẩm nữa. NMLD Dung Quất cũng đang sản xuất sản phẩm xăng Jet – A1K và dầu diezel L62 cung cấp cho các máy bay chiến đấu, tàu ngầm của quân đội nhân dân Việt Nam.

Môi trường thân thiện, sản xuất an toàn

NMLD Dung Quất đã trải qua 7 năm vận hành thương mại ổn định, an toàn tuyệt đối. Đặc biệt, với công nghệ xử lý nước thải – chất thải hiện đại, tình hình môi trường ở nhà máy luôn đảm bảo quy chuẩn Việt Nam và quốc tế, chưa để xảy ra bất cứ sự cố môi trường nào gây ảnh hưởng đến đời sống dân sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Hiện tại, nhà máy có 4 hạng mục chính xử lý và bảo vệ môi trường, gồm: Thiết bị tách bụi tĩnh điện – Phân xưởng Cracking xúc tác 1 tầng sôi (RFCC), Phân xưởng thu hồi lưu huỳnh (SRU1), Phân xưởng thu hồi lưu huỳnh bổ sung (SRU2) và hệ thống xử lý nước thải tại khu vực nhà máy. Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy được đầu tư 27,8 triệu USD, theo công nghệ tiên tiến, hiện đại của các nước G7. Hồ chứa nước thải đã xử lý của NMLD Dung Quất luôn đáp ứng các chỉ tiêu khắt khe nhất về bảo vệ môi trường.

Cty BSR đã được cấp Chứng nhận “Chỉ số Tín nhiệm Xanh 2016” do Trung tâm Đánh giá Chỉ số Tín nhiệm châu Á – Thái Bình Dương khảo sát và Tổ chức InterConformity – Đức giám sát chất lượng, Viện Doanh nghiệp Việt Nam cấp. Cty đã triển khai và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008.

Tính đến hết ngày 30/5/2016, BSR đã đạt được hơn 7 triệu giờ công an toàn không để xảy ra tai nạn lao động gây mất ngày công (tính hết năm 2016 số giờ công an toàn là khoảng 9 triệu giờ). Thời gian qua, công tác đảm bảo an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường tại NMLD Dung Quất đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Cty được các tổ chức bảo hiểm và nhà bản quyền trao chứng chỉ là đơn vị “vận hành xuất sắc” với hơn 630 ngày đêm liên tục an toàn, ổn định và hiệu quả. Cty đã thực hiện đào tạo hơn 165.000 giờ huấn luyện an toàn cho hơn 45.000 lượt người.

Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe môi trường của BSR tích hợp tiêu chuẩn ISO 14001:2005 về hệ thống quản lý môi trường, tiêu chuẩn OHSAS 18001: 2007 về hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp, tiêu chuẩn OSHA 3132 về hệ thống quản lý an toàn công nghệ và các tiêu chuẩn khác… đã được Tổ chức Chứng nhận Quốc tế DNV cấp giấy chứng nhận phù hợp vào ngày 8/3/2011 và hiện đang triển khai nâng cấp hệ thống ISO 9001 và ISO 14001 lên phiên bản 2015; xây dựng hệ thống quản lý tiết kiệm năng lượng ISO 50001…

Trong năm 2017, NMLD Dung Quất dừng bảo dưỡng tổng thể lần 3 khoảng 2 tháng nên sẽ có nhiều tác động đến kế hoạch sản xuất kinh doanh. Mặc dù vậy, Cty BSR vẫn quyết tâm thực hiện thành công đồng thời 4 nhiệm vụ, đó là: Vận hành nhà máy ổn định; tiến hành bảo dưỡng tổng thể thành công; đẩy nhanh các hạng mục nâng cấp, mở rộng nhà máy và cổ phần hóa.

Nguồn tin: Thanhtra

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Saudi Arabia – Nga thống trị các thị trường dầu mỏ khi Trump chống lại Iran

 
Iran có thể là đồng minh của Nga trong xung đột Syria nhưng khi họ bước vào thị trường dầu mỏ, đối thủ của Tehran là Saudi Arabia được ưu tiên hơn.
Iran đã nỗ lực hết sức để các nhà sả..

Đức thừa nhận vẫn cần khí đốt trong quá trình chuyển đổi năng lượng

Đức sẽ cần khí đốt tự nhiên trong suốt quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo, chính phủ mới của Đức cho biết trong tuần này.
Người phát ngôn chính phủ Steffen Hebestreit cho biết: “Chúng tôi sẽ cần khí đốt trong suốt giai đoạn chu..

Hàng hóa TG tuần tới 10/6: Giá dầu, vàng đều giảm

Thị trường thế giới vừa trải qua tuần nhiều biến động do tác động từ các yếu tố chính trị và địa chính trị.
Hàng hóa TG tuần tới 3/6: Gi

Tồn kho bất ngờ tăng, giá dầu Mỹ tiếp đà giảm

Giá dầu thô Mỹ giảm hôm 23/5 sau khi số liệu cho thấy tồn kho dầu ở nước này bất ngờ tăng trong tuần trước.  
Ảnh minh họa.
Giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng 7 tại sàn Nymex giảm 36 cent, tươn..