Mỹ đặt ra vấn đề trừng phạt khiến cho thị trường dầu có thể gặp rủi ro

Trump đã thực hiện không một chút bí mật nào rằng nghị trình “thống trị năng lượng” bao gồm việc thu lợi về tài chính và địa chính từ việc bán nhiều khí tự nhiên hóa lỏng hơn cho châu Âu.

Mặc dù nhôm được sử dụng để chế tạo máy bay chiến đấu và tên lửa, nó thường không được coi là một vật liệu chiến lược.

Nhưng lệnh cấm vận gần đây của Mỹ đã khiến giá nhôm tăng vọt và sau đó giảm mạnh. Các vòng xoắn của kim loại này là một cảnh báo về những gì có thể xảy ra khi nhiều quốc gia hơn sẽ bị tác động của các lệnh cấm vận dầu mỏ.

Mỹ đã đưa ra những lệnh cấm đối với Rusal của Nga, nhà sản xuất nhôm lớn thứ hai thế giới, ngăn cản việc kinh doanh của công ty này ở Mỹ, để trừng phạt Nga tham gia vào trong các cuộc chiến ở Ukraine và Syria và cũng như nỗ lực lật đổ các nền dân chủ phương Tây. Các lệnh trừng phạt nhắm vào Oleg Deripaska, một người bạn tâm giao của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đang sở hữu Tập đoàn En đang kiểm soát 48% cổ phần Rusal. Viktor Vekselberg, một chủ sở hữu Rusal lớn khác, cũng bị trừng phạt; ông này từng là một cổ đông lớn trong liên doanh dầu mỏ TNK-BP trước khi nó được bán cho tập đoàn nhà nước khổng lồ Rosneft. Chủ tịch Rosneft và là đồng minh của Putin, Igor Sechin cũng bị trừng phạt từ năm 2014.

Giá nhôm đã tăng 30 phần trăm trong hai tuần khi khách hàng tranh giành nhau để tìm nguồn cung thay thế. Nhà khai thác khoáng sản Rio Tinto đã có vấn đề ngược lại, tìm kiếm một lối thoát cho nguyên liệu thô nhôm oxit mà công ty này sản xuất. Các công ty châu Âu, những người sử dụng nhôm như các nhà sản xuất xe hơi, đã phàn nàn về thiệt hại từ vấn đề ngoại giao Nga này.

Mỹ sau đó đã thoái lui, cho công ty này nhiều thời gian hơn để tự giải thoát khỏi các hoạt động kinh doanh tại Mỹ, và giá giảm đi đáng kể, trước khi tăng vọt trở lại khi có vẻ như ông Deripaska sẽ ở lại vị trí lãnh đạo.

Câu chuyện này dạy ba bài học về các viễn cảnh của một thị trường lớn hơn nhiều và dễ biến động hơn: dầu mỏ. Nhà Trắng hiện tại có khuynh hướng áp đặt, sửa đổi và thực thi các biện pháp trừng phạt bất ngờ và không lường trước được, tăng cường sự không chắc chắn và những hậu quả không mong muốn. Mỹ thường không rõ ràng về những gì các biện pháp của nó đang cố gắng đạt được một cách chính xác: để gửi một tín hiệu; làm tổn thương một kẻ thù; sụp đổ một chế độ; hoặc đơn giản thay đổi hành vi của nó. Tại một thời điểm nỗi sợ hãi của một cuộc “chiến tranh thương mại”, các đồng minh có thể bị tổn hại và sau đó họ buộc bảo vệ lợi ích riêng của mình.

Ba nhà sản xuất dầu lớn đang nằm trong khuôn khổ các quan điểm trừng phạt của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump: một lần nữa lại là Nga; Venezuela; và Iran. Các động cơ chính trị trong từng trường hợp, các biện pháp trừng phạt có thể có và tác động của nó là rất khác nhau. Nhưng cùng nhau các tác động đó có thể thêm vào một cú sốc nghiêm trọng cho thị trường này.

Một số chuyển giao tài chính, đầu tư và công nghệ cho ngành công nghiệp dầu khí của Nga đã bị cấm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sản xuất trong tương lai, nhưng đã không ngăn cản sự khởi động của dự án khí đốt hóa lỏng Yamal, vốn đã đảm bảo được nguồn tài chính của Trung Quốc và quan hệ đối tác từ g công ty dầu mỏ Pháp Total. Các thượng nghị sĩ và nhà ngoại giao Mỹ muốn chặn đường ống Nord Stream 2, mà họ lo sợ sẽ làm sâu sắc thêm sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt của Nga. Nhưng trong khi một số nước châu Âu đồng ý, thì cường quốc Đức lại mong muốn dự án này.

Mỹ đã thực hiện không một chút bí mật nào rằng nghị trình “thống trị năng lượng” bao gồm việc thu lợi về tài chính và địa chính từ việc bán nhiều khí tự nhiên hóa lỏng hơn cho châu Âu. Các nhà đầu sỏ dầu mỏ trong vòng tròn nội bộ của ông Putin có thể được nhắm mục tiêu bởi các biện pháp trừng phạt hơn nữa, nhưng hành động trực tiếp chống lại xuất khẩu dầu của Nga là rất khó xảy ra.

Sản lượng của Venezuela đã rơi tự do, giảm 1 triệu thùng/ngày kể từ đầu năm 2016. Điều đáng ngạc nhiên là họ có thể xuất khẩu bất cứ thứ gì, với các công nhân mỏ dầu thiếu đói và ăn cắp phụ tùng để tồn tại nhưng không được phép từ chức, các nhân viên của các công ty dầu mỏ nước ngoài bị bắt vì tội phản quốc vì đã từ chối ký các hợp đồng tham nhũng, ba trong số bốn nhà máy tinh chế đóng cửa, và thiếu hụt tiền mặt để mua dầu để pha trộn với dầu thô nặng.

Các biện pháp trừng phạt có thể ngăn cản xuất khẩu dầu của Venezuela sang Mỹ, điều này sẽ là vấn đề lớn đối với các nhà máy lọc dầu của Mỹ cần dầu thô nặng để cân bằng nguồn nguyên liệu nhẹ trong nước. Hoặc họ có thể cấm các lô hàng bảo hiểm của dầu thô của quốc gia này. Các biện pháp như vậy sẽ gây ra một sự sụp đổ của nền kinh tế, vỡ nợ, sụp đổ  chính trị bất ngờ ở Caracas, và người cho vay Nga và Trung Quốc từ chối không cho vay hơn nữa.

Iran là vụ nổ lớn nhất của những rủi ro địa chính trị hiện đang bùng nổ trên thị trường dầu mỏ. Các biện pháp trừng phạt đa phương giai đoạn 2012-2015 được áp đặt dưới thời Tổng thống Obama đã cắt giảm xuất khẩu 1,3 triệu thùng/ngày. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tìm cách thuyết phục ông Trump duy trì thỏa thuận hạt nhân của người tiền nhiệm, nhưng ông có vẻ từ chối tiếp tục tạm thời gỡ bỏ các lệnh trừng phạt vào ngày 12 tháng 5.

Tại thời điểm này, hoàn toàn không rõ những lệnh cấm nào sẽ được tái áp đặt, việc thực thi mạnh mẽ và khéo léo sẽ như thế nào, và làm thế nào các chính phủ nước ngoài có thể bảo vệ các công ty của họ trong việc thu mua hoặc đầu tư vào dầu mỏ Iran từ các biện pháp trừng phạt đơn phương. Một số, có lẽ nhiều, các trader dầu sẽ được cảnh báo, nhưng người mua Trung Quốc và Ấn Độ và thị trường xám có thể lấy các thùng dự trữ này.

Không rõ động lực gì khiến Iran sẽ phải đàm phán lại một thỏa thuận với một bên đã từ bỏ, cũng như không rõ rằng chính quyền Mỹ thực sự biết hình thức “sửa chữa” mà nước này muốn.

Nhưng một thị trường dầu mỏ siết chặt có thể bị sức ép nhiều hơn bởi các lệnh trừng phạt hoặc sản xuất giảm mạnh ở Venezuela kết hợp với các biện pháp mạnh mẽ chống lại Tehran. Các nước Opec khác chắc chắn sẽ được kêu gọi để đưa thêm dầu thô vào thị trường, làm gia tăng nguy cơ cho hiệp ước cắt giảm sản lượng của họ với Nga.

Với giá xăng trong nước đã tăng vọt lên gần đây, ông Trump sẽ phải lựa chọn giữa việc tạm thời thoái lui các cuộc tấn công, làm leo thang, hoặc gây nguy cơ rủi ro trong cuộc bầu cử Quốc hội quan trọng trong tháng 11. Dầu là dễ cháy hơn nhôm, và các vũ khí trừng phạt, sử dụng một cách bất ngờ, có thể châm ngòi cho một vụ xung đột lớn.

Thị trường xám (Grey Market). Thị trường xám hay chợ xám, là thuật ngữ kinh tế chỉ các hoạt động trao đổi hàng hóa một cách hợp pháp nhưng không chính thức, không được ủy quyền và ngoài mong muốn của nhà sản xuất ra các hàng hóa đó hoặc ngoài ý muốn của cơ quan nhà nước điều tiết thị trường.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng 6 USD có thể trở thành bình thường mới tại bang California

Giá xăng vẫn ở mức cao khó chịu ở hầu hết các bang tại Mỹ trong nửa cuối năm 2021, và một nghiên cứu mới cho thấy một tiểu bang có thể chứng kiến giá xăng gần mức 6 USD.
Theo một nghiên cứu mới được công bố bởi GasBuddy trong tuần trước, giá xăng ..

Giá dầu thế giới đảo chiều đi lên

Trong phiên giao dịch ngày 7/12, giá dầu thế giới đảo chiều tăng hơn 1%, 
Giá dầu thế giới đảo chiều đi lên . Ảnh minh họa: PVN
, trong bối cảnh các nhà đầu tư đẩy mạnh mua vào sau đợt sụ..

Lượng tiêu thụ xăng E5 tại TP.HCM chỉ chiếm 30%

Theo thống kê của một số doanh nghiệp bán lẻ tại TP.HCM, sau hai ngày bán xăng E5, lượng tiêu thụ loại xăng sinh học này chỉ chiếm 30%, bởi người tiêu dùng chưa thực sự tin tưởng. 
Ưu ti

Bất kỳ nguy cơ sụp đổ nền kinh tế nào ở Venezuela sẽ khiến cho thị trường đi xuống

Dan Yergin, chuyên gia năng lượng và phó chủ tịch của IHS, hôm thứ Ba cho biết mặc dù sự lạc quan giúp hỗ trợ giá dầu thế giới, bất kỳ sự cố nào trong cán cân cung và cầu mong ..