Mỹ hút mạnh dầu kiếm lời, chỉ còn đứng sau Nga

Số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ đã lên 825 giàn, mức cao nhất kể từ tháng 3/2015. 

Mở cửa phiên giao dịch sáng ngày 30/4, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ WTI giao kỳ hạn giảm 12 xu Mỹ (khoảng 0,2%), xuống 67,98 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn cũng mất 34 xu (0,5%), xuống 74,30 USD/thùng.

Tuy nhiên, ông Michael McCarthy, giám đốc chiến lược tiếp thị của CMC Markets, nhận định rằng khối lượng giao dịch trong phiên giao dịch sáng ngày 30/4 khá thấp và hoạt động bán ra không mạnh, điều này có thể giúp thị trường đóng cửa với mức tăng.

Như vậy, dẫu giảm giá nhưng giá dầu vẫn neo ở quanh mức cao nhất hơn 3 năm qua và đang hướng tới tháng tăng giá thứ hai liên tiếp.

Sản lượng dầu của Mỹ không ngừng tăng thời gian qua. Ảnh: Reuters

Cuối tuần trước, giá mặt hàng này leo lên mức 75,47 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 11/2014.

Báo cáo mới nhất của công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho biết, số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ tăng 5 giàn trong tuần kết thúc ngày 27/4 vừa qua, lên 825 giàn, mức cao nhất kể từ tháng 3/2015.

Điều này cho thấy Mỹ vẫn không ngừng đẩy mạnh sản lượng.

Trước đó, ngày 25/4 vừa qua, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết lượng dầu thô dự trữ của Mỹ đã tăng 2,2 triệu thùng lên 429,7 triệu thùng trong tuần trước, vượt xa dự báo tăng 1,1 triệu thùng của các nhà phân tích.

Cũng trong tuần trước, dự trữ xăng của Mỹ tăng thêm 800.000 thùng. Sản lượng dầu của Mỹ đã tăng hơn 25% kể từ giữa năm 2016, lên mức cao kỷ lục 10,59 triệu thùng/ngày.

Hiện Mỹ chỉ xếp sau Nga về sản lượng dầu mỏ và vượt nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu là Saudi Arabia.

Sản lượng dầu mỏ của Nga hiện ở mức 11 triệu thùng/ngày.

Có thể thấy Mỹ đang nỗ lực đẩy mạnh khai thác dầu và kiếm lời trong bối cảnh Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, bao gồm Nga, đang cố gắng duy trì thỏa thuận sản lượng, vốn đạt được vào năm ngoái.

Trước đó, theo Reuters, trong tháng 4, lượng dầu Mỹ xuất sang châu Âu dự kiến lập kỷ lục với khoảng 550.000 thùng dầu/ngày (khoảng 2,2 triệu tấn).

Nếu như trong năm 2017, châu Âu chiếm khoảng 7% lượng dầu thô xuất khẩu của Mỹ thì tỉ lệ này trong năm nay đạt khoảng 12%; với Anh, Ý, Hà Lan là những điểm đến hàng đầu.

Hệ quả là dầu của Nga, Nigeria và nhiều loại khác gặp khó ở châu Âu.

Nguồn tin: baodatviet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng dầu hôm nay 11/6: Tăng nhẹ đầu tuần mới

Giá xăng dầu hôm nay 11/6 sau những phiên giao dịch ảm đạm hồi tuần trước đang có dấu hiệu tăng trở lại và hướng đến những mức giá khá tốt. 
Giá xăng dầu hôm nay 11/6/2018, tính..

Giá dầu: Trong viễn cảnh vĩ mô toàn cầu

Gia hạn cắt giảm sản xuất của OPEC sẽ chỉ giúp duy trì trạng thái hiện tại tốt nhất vì sản xuất của Mỹ đang gia tăng.
Dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu của Trung Quốc có thể sẽ giảm xuống do nền kinh tế Trun..

Những ẩn số chưa rõ đe doạ đến đá phiến Mỹ

Ba năm sau khi giá dầu lao dốc, đá phiến Mỹ đang ở giai đoạn tăng trưởng thứ hai và dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng sản lượng, ít nhất là trong 5 năm tới.
Thị trường dầu mỏ toàn cầu ngày càng phụ th..

Kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc di dời Bến cảng xăng dầu B12

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về việc di dời Bến cảng xăng dầu B12, tỉnh Quảng Ninh.
Bến cảng tại Công ty Xăng dầu B12 tỉnh Quảng ..