Mỹ khiến giá dầu tăng kỷ lục: Nga đắc lợi

Những động thái chống lại Iran, tái áp đặt các lệnh trừng phạt chống lại Tehran của Mỹ sẽ đẩy giá nhiên liệu lên mức kỷ lục mới. 

Ngày 26/5, theo hãng tin Press TV, Nga cảnh báo quyết định rút Mỹ khỏi thoả thuận hạt nhân Iran của Tổng thống Mỹ Donald Trump và tái áp đặt các lệnh trừng phạt chống lại Tehran có thể đẩy giá dầu lên mức cao mới.

Giám đốc điều hành Tập đoàn Dầu khí Nga Rosneft – ông Igor Sechin cho biết, lệnh trừng phạt đối với Iran – bao gồm lệnh cấm mua dầu từ nước này, có thể khiến nguồn cung dầu mỏ cho thị trường thế giới sụt giảm nghiêm trọng.

Lệnh trừng phạt có thể ảnh hưởng tới ít nhất 5% trong tổng hoạt động sản xuất dầu toàn cầu.

Giám đốc điều hành Tập đoàn Dầu khí Nga Rosneft (Nguồn: Reuters)

Ông Igor Sechin cảnh báo, những động thái chống lại Iran của ông Trump sẽ đẩy giá nhiên liệu lên mức kỷ lục mới. Chính tài xế và những ngành công nghiệp trên khắp Châu Âu và Mỹ sẽ cảm nhận được hậu quả từ biện pháp trừng phạt của Nhà Trắng rõ nhất.

Trong một diễn biến liên quan, trước tình thế căng thẳng gia tăng giữa Iran và Israel, người Nga nhận định Israel đang rất lo ngại rằng Mỹ sẽ rời bỏ Trung Đông và họ đang cố gắng ngăn chặn điều này.

Nga cáo buộc Mỹ đã đổ thêm dầu vào lửa trong tình huống này. Nhà Trắng đã kêu gọi Israel tấn công nhằm chống lại “những hành động nguy hiểm của Iran” và Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.

Giới phân tích Nga cho rằng Mỹ đang theo đuổi những lợi ích mang tính ích kỷ. Quyết định từ bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran chủ yếu vì vấn đề tiền bạc. Đối với Mỹ “đã đến lúc phải trả lại cho Iran 150 tỷ USD. Nhưng họ không muốn làm vậy”.

Giá dầu cũng là một yếu tố quan trọng trong quyết định của Mỹ. Nếu các hạn chế thương mại được áp đặt thì giá dầu sẽ tăng cao, có thể lơn tới 80 USD/thùng.

Việc giá dầu tăng mang tới lợi ích cho ông Trump vì mang đến nhiều lợi nhuận hơn cho nước Mỹ. Nhưng các quyết định của Washington trong trường hợp này sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho Nga.

Chuyên gia Simon Sarajan thuộc Trung tâm Khoa học và Quan hệ Quốc tế Benfer của trường Đại học Harvard nói:

“Động thái của Mỹ có thể làm tăng giá dầu, các đại lý – vốn đang chờ Mỹ đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với Iran – sẽ giảm xuất khẩu dầu của Iran. Ngay cả nếu các nước tham gia ký thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 còn lại vẫn tuân thủ thỏa thuận hạt nhân Iran, án phạt của Mỹ vẫn có thể buộc khách hàng châu Âu phải chấm dứt mua bán dầu với Iran”.

Ngay từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ không kéo dài thỏa thuận hồi tháng 4 vừa qua, giá dầu đã bắt đầu tăng.

Lãnh đạo các đồng minh châu Âu của Mỹ gồm Pháp, Đức và Anh đã ra tuyên bố chung nhấn mạnh sẽ không phá vỡ thỏa thuận với Iran, thậm chí đại diện Chính phủ Pháp Benjamin Grieve còn thông báo EU sẵn sàng khiếu nại lên Tổ chức Thương mại thế giới về các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran, nếu các biện pháp này “đi ngược lại quyền lợi của các doanh nghiệp châu Âu.”

Giới phân tích cho rằng căng thẳng quan hệ giữa Mỹ, Iran và châu Âu sẽ có lợi cho Nga. Giá dầu tăng tạo thêm nguồn thu cho ngân sách và giảm khả năng chính phủ phải áp dụng thuế mới.

Nhà phân tích, cố vấn trưởng của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tại Washington Olga Oliker cũng cho rằng quyết định của Mỹ có thể trở thành cái cớ tốt để Nga chỉ trích Nhà Trắng.

Bà Olga Oliker nói: “Trong ngắn hạn, quyết định của Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran có thể là lợi thế đối với Nga, bởi Nga sẽ nói rằng chính Mỹ – chứ không phải Nga – là nước hay manh động, không đáng tin cậy.

Ngoài ra, nếu các bên khác trong thỏa thuận không thể duy trì được thỏa thuận, nguy cơ Iran trở thành quốc gia hạt nhân sẽ gia tăng”.

Nguồn tin: baodatviet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Số thu mặt hàng xăng dầu tại Quảng Ninh đạt 2.400 tỷ đồng

Trong 6 tháng đầu năm, số thu của mặt hàng xăng dầu tại Quảng Ninh đạt khoảng 2.400 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2016. Số thu ngân sách từ xăng dầu cũng chiếm 50,5% tổng thu ngân sách toàn..

Citi: Dầu được định giá cao hơn 50 USD mỗi thùng

Theo người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa toàn cầu của Citi, Ed Morse, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, giá dầu thô Brent giao dịch hôm thứ Tư ở mức hơn 116 USD/thùng, lẽ ra chỉ gần 70 USD.
Morse, một trong những chuyên gia c..

Saudi Arabia – Nga thống trị các thị trường dầu mỏ khi Trump chống lại Iran

 
Iran có thể là đồng minh của Nga trong xung đột Syria nhưng khi họ bước vào thị trường dầu mỏ, đối thủ của Tehran là Saudi Arabia được ưu tiên hơn.
Iran đã nỗ lực hết sức để các nhà sả..

Ấn Độ đánh thuế “windfall tax” đối với các công ty khai thác và lọc dầu

*Windfall tax: Thuế thu nhập doanh nghiệp là một mức thuế suất cao hơn đối với lợi nhuận thu được từ một khoản lợi nhuận đột ngột đối với một công ty.
Ấn Độ đã bắt đầu đánh thuế “windfall tax” đối với các công ty khai thác dầu và lọc dầu của nước ..