Nga âm thầm xuất dầu, cứu nguy Triều Tiên

Các nguồn tin cho biết Nga đã tìm cách xuất khẩu dầu sang Triều Tiên giữa bối cảnh Bình Nhưỡng bị bao vây “bốn phương tám hướng” bởi chính sách gây áp lực tối đa của Mỹ.

Tờ Newsweek ngày 5-12 dẫn nguồn tin từ nhóm nhà báo của trang Asia Press International (API, Nhật) cho biết giá dầu tại Triều Tiên đã bắt đầu giảm xuống trong tháng vừa qua nhờ vào nguồn dầu nhập khẩu từ Nga.

Cụ thể, giá dầu diesel đã giảm khoảng 60% từ đầu tháng 11 và giá xăng giảm khoảng 25%. Các phóng viên cho biết một lượng lớn nhiên liệu đã được nhập từ Nga thông qua tỉnh Ryanggang của Triều Tiên. Một điều đáng chú ý là tỉnh này không giáp biên giới với Nga mà chỉ giáp với Trung Quốc ở phía Bắc.

Lisa Collins, một chuyên gia về Triều Tiên tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) nhận định: “Có nhiều kênh thương mại tồn tại giữa Trung Quốc và Triều Tiên, gồm cả hợp pháp và phi pháp. Do đó, tôi sẽ không mấy ngạc nhiên nếu Nga tận dụng những kênh trao đổi buôn bán này”. 

Lính biên phòng Nga tuần tra tại đồi Zaozyornaya thuộc khu vực Khasan nằm ở biên giới giữa Nga và Triều Tiên. Ảnh: TASS

Hồi tháng 9, hãng tin Reuters và Washington Post của Mỹ từng báo cáo Nga đang giúp đỡ Triều Tiên né tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ và cung cấp dầu cho Triều Tiên giữa bối cảnh túi tiền của Bình Nhưỡng đang bị bóp nghẹt.

Tuy nhiên, James Brown, chuyên gia về Nga và Nhật Bản tại ĐH Thiên Phổ (Temple University, Mỹ), nói rằng động thái của Nga không vi phạm nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

“Việc Nga cung cấp dầu cho Triều Tiên không phải là một chuyện bí mật gì cả. Thật sự Nga hoàn toàn có quyền làm như vậy. Bởi lẽ Nga đã đảm bảo lượng dầu thô cung cấp cho Triều Tiên như đã được nêu trong nghị quyết hôm 11-9” – ông Brown giải thích.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un quan sát tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-15 trong vụ phóng rạng sáng 29-11. Ảnh: KCNA

Trong nghị quyết trừng phạt hôm 11-9, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cấm Triều Tiên nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng và ngưng tụ, hạn chế nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ tinh chế ở mức hai triệu thùng/năm và hạn chế nhập khẩu dầu thô ở mức hiện tại.

Theo chuyên gia Brown, Nga nhìn chung phản đối chính sách gây áp lực tối đa lên Triều Tiên của Mỹ. Moscow tin rằng chính sách này chỉ khiến Bình Nhưỡng đẩy mạnh chương trình tên lửa và hạt nhân. Thay vì trừng phạt thêm nữa, Nga muốn dùng giải pháp đối thoại trực tiếp với Triều Tiên.

Còn Daniel Pinkston, giáo sư về quan hệ quốc tế tại ĐH Troy, cho biết Nga đang cố gắng “làm ổn định” tình hình ở Triều Tiên nhằm tránh chế độ này sụp đổ. Đồng thời, việc cung cấp dầu cho Triều Tiên trong suốt mùa đông cũng là một hình thức nhân đạo để giúp đỡ người dân Triều Tiên.

Trong một diễn biến liên quan, một phái đoàn của Nga mới đây đã có chuyến thăm và làm việc tại Bình Nhưỡng, vừa kết thúc hôm 1-12. Phái đoàn này cho hay phía Triều Tiên đã ngỏ ý sẵn sàng tham gia đối thoại nhưng yêu cầu Moscow phải làm trung gian hòa giải. Động thái này cho thấy Triều Tiên ngày càng nhìn nhận tầm quan trọng của Nga trong việc giúp nước này đối phó áp lực từ Mỹ.

Nguồn tin: Plo.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Thông tin điều hành xăng dầu ngày 11/01/2022

Theo quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 về kinh doanh xăng dầu, kỳ điều hành và công bố giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu ..

Giá xăng dầu trong nước biến động là do giá thành phẩm thế giới tăng

Theo báo cáo Bộ Tài chính vừa gửi Thủ tướng Chính phủ về diễn biến giá xăng dầu thời gian qua, nguyên nhân chủ yếu gây ra biến động giá xăng dầu trong nước là giá xăng d..

Mỹ sớm mở ra “kỷ nguyên thống trị về năng lượng”?

Theo Công ty Nghiên cứu Rystad Energy, Mỹ chuẩn bị tăng sản lượng dầu thô thêm 10% trong năm 2018 lên khoảng 11 triệu thùng/ngày.
Nguồn ảnh: Pimco Blog
Trang CNN trích dẫn báo cáo..

Số lượng giếng dầu đã hoàn thiện của OPEC giảm vào năm 2021

Số lượng giếng dầu đã được hoàn thành tại các nhà sản xuất OPEC giảm 280 so với năm 2020 và ở mức 1.588 giếng được hoàn thành vào năm 2021. Đây là số lượng giếng được hoàn thiện ít nhất kể từ năm 2017.
Tất cả các nhà sản xuất lớn, bao gồm Ả Rập Xê..