Nga có đang tiếp tục thực hiện thỏa thuận OPEC?

Trong tuần đầu tiên của tháng Sáu, Nga, nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới, đã vượt quá hạn mức mà họ đồng ý sản xuất theo thỏa thuận cắt giảm nguồn cung được ký kết hồi tháng 1/2017.

Cụ thể, trong tuần đầu tiên của tháng Sáu, Nga sản xuất khoảng 11,1 triệu thùng mỗi ngày, vượt xa giới hạn sản xuất được nêu trong thỏa thuận này, hãng tin Interfax cho biết hôm thứ Bảy, trích dẫn một nguồn tin hiểu rõ vấn đề này.

Theo thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu, Nga đã đồng ý giảm 300.000 thùng/ngày từ mức 11,247 triệu thùng/ngày. Thỏa thuận này yêu cầu các thành viên loại bỏ khoảng 1,8 triệu thùng dầu ra khỏi thị trường toàn cầu.

Thỏa thuận đó đã được dàn xếp để ngăn chặn sự đổ máu tại các thị trường dầu mỏ toàn cầu vào thời điểm đó do sự gia tăng sản lượng đá phiến ở Mỹ và chiến lược cuối năm 2014 của Ả Rập Xê Út nhằm cố gắng đẩy các nhà sản xuất đá phiến dừng hoạt động bằng cách mở van sản xuất thoải mái và khiến giá xuống mức thấp nhiều năm.

Tuy nhiên, kế hoạch của Saudi đã phản tác dụng. Giá dầu thế giới giảm từ hơn 100 USD/thùng vào giữa năm 2014 xuống dưới 30 USD/thùng vào đầu tháng 1/2016, đẩy thị trường toàn cầu vào tình trạng thừa cung lịch sử, và gây ra sự hỗn loạn tài chính cho chính phủ Saudi buộc nước này phải bắt đầu phát hành trái phiếu quốc tế để bù đắp thâm hụt ngân sách kỷ lục – một tình trạng vẫn còn đang diễn ra khi Vương quốc này chống đỡ vốn liếng của mình từ giai đoạn giá dầu thấp đó.

Hiện tại, mức tồn kho dầu của OECD đã đạt được mục tiêu trung bình 5 năm của các thành viên OPEC / ngoài OPEC, có tin đồn không chỉ trong giới truyền thông mà các quốc gia sản xuất dầu đang nhắc tới là liệu đã đến lúc tăng sản lượng chưa. Ngoài ra, các yếu tố địa chính trị bắt đầu ảnh hưởng khi các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran sẽ loại bỏ tới 500.000 thùng/ngày ra khỏi thị trường toàn cầu, có lẽ là còn nhiều hơn theo các dự báo khác. Ngoài ra, sản xuất dầu của Venezuela đang sụt giảm nghiêm trọng.

Hơn nữa, việc sản xuất quá mức trong tuần đầu tiên của tháng Sáu có thể cho thấy suy nghĩ chiến lược của Nga rằng đã đến lúc tăng sản xuất.

Alexander Dyukov, người đứng đầu hãng năng lượng Nga Gazprom cho biết hôm thứ Bảy rằng công ty của ông sẵn sàng tăng sản lượng dầu thô nếu thỏa thuận toàn cầu về cắt giảm sản lượng dầu được sửa đổi.

“Rõ ràng là bây giờ hạn mức sản xuất nên được sửa đổi, hạn mức nên được tăng lên, điều này sẽ mang lại lợi ích cho cả nhài sản xuất và người tiêu dùng”, Dyukov cho biết sau một cuộc họp thường niên.

Dyukov cho biết: “Chúng tôi tin rằng đã đến lúc duy trì thỏa thuận nhưng linh hoạt hơn về hạn mức là hợp lý”.

Về phần mình, Saudi cũng sẵn sàng tăng sản lượng dầu trong bối cảnh có nguồn tin rằng Tổng thống Trump gây áp lực lên Saudi để chế ngự giá dầu cao hơn đã đạt mốc 80 đô la vào tháng trước.

Một cơn bão hoàn hảo

Ả rập Xê út cũng đã gây ra một sự rạn nứt trong tổ chức xuất khẩu dầu gần đây khi phát biểu thay mặt cho OPEC mà không có sự đồng ý của tất cả 14 thành viên.

Đối thủ của Saudi trong khu vực- Iran đã giao nhiệm vụ cho Saudi Arabia trong lần đàm phán này. Tuần trước, bộ trưởng dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh cho biết các bộ trưởng OPEC “đã ngầm hoặc vô tình phát biểu thay cho tổ chức, bày tỏ quan điểm mà lẽ ra được coi là quan điểm chính thức của OPEC.” Điều này rõ ràng là ám chỉ đến những bình luận của Saudi Arabia về tình hình.

Sự căng thẳng rõ ràng đang được cảm nhận bởi Iran về các lệnh trừng phạt sắp tới tăng nhiệt lên một cấp độ nữa vào thứ Sáu khi Cộng hòa Hồi giáo nói rằng một yêu cầu từ Mỹ cho Saudi Arabia để bơm thêm dầu nhằm bù đắp sản lượng dầu của chính họ là “điên rồ và đáng kinh ngạc”. OPEC sẽ không chú ý đến yêu cầu đó.

Tuy nhiên, có khả năng, do ảnh hưởng của Washington vẫn còn với Riyadh và cả Mỹ và Ả Rập Xê Út cùng đứng về một phía trong nỗ lực để ngăn chặn tầm ảnh hưởng của Iran trong khu vực, nên yêu cầu của Trump sẽ được chấp nhận.

Sản lượng dầu của Mỹ, chủ yếu là dầu đá phiến cũng đang tăng lên, mặc dù cơ sở hạ tầng bị tắc nghẽn sẽ hạn chế dầu của Mỹ ra khỏi lưu vực Permian cho đến ít nhất vào năm tới, một diễn biến cũng tạo ra chênh lệch lớn giữa chuẩn dầu toàn cầu Brent với West Texas Intermediate (WTI). Chênh lệch giá vào ngày 8 tháng 6 đứng ở mức 11 đô la một thùng, tạo cơ hội kinh doanh cho các nhà sản xuất và thương nhân Mỹ, đặc biệt là ở châu Á.

Mỹ, vốn đã vượt mặt Saudi Arabia gần đây để trở thành nước sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới đang sẵn sàng vượt Nga vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới khi sản lượng của Mỹ đạt khoảng 11 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, nếu thỏa thuận OPEC / ngoài OPEC được điều chỉnh vào tháng 6, cho phép sản xuất nhiều hơn ở Nga, thì khung thời gian cho Mỹ trở thành nhà sản xuất dầu hàng đầu toàn cầu sẽ bị thay đổi.

OPEC và các nhà sản xuất dầu hàng đầu khác trong đó có Nga sẽ gặp nhau tại Vienna vào ngày 22-23 tháng 6 để thảo luận về tương lai của thỏa thuận, có hiệu lực cho đến cuối năm nay.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng tăng lên đỉnh mới: 31.573 đồng/lít

Từ 15h chiều nay 1-6, giá xăng dầu được các doanh nghiệp kinh doanh công bố tăng sau khi liên bộ Công thương – Tài chính đưa ra quyết định điều chỉnh giá.
Giá xăng E5RON92 tăng thêm 600 đồng/lít, từ mức 29.639 đồng/lít lên mức 30.239 đồng/..

Liệu WTI có tiếp tục phục hồi?

Giá dầu thô của Mỹ đã chạm mức thấp nhất trong 18 tháng trong tuần cuối cùng của năm 2018, giảm gần 40% so với mức cao nhất trong bốn năm đạt được vào đầu tháng 10.
Nhưng sang tuần đầu tiên của n..

Petrolimex đưa 1,29 tỷ cổ phiếu lên sàn TPHCM

Dự kiến 1,29 tỷ cổ phiếu của Petrolimex sẽ chính thức được niêm yết trên sàn TPHCM vào cuối tháng 3 này.
Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) cho biết đã nhận hồ sơ đăng ký ni

5 yếu tố chính sẽ tác động đến thị trường dầu thế giới trong năm 2018

Giá dầu thô Brent đã lên mức 68 USD/thùng, chạm đỉnh trong gần 3 năm qua. Các nhà phân tích đưa ra 5 lý do quan trọng chi phối biến động của giá dầu thô thế giới trong nă..