Nga đề nghị bán khí đốt sang Saudi Arabia từ dự án Yamal LNG

Tổng thống Vladimir Putin cho biết rằng Nga sẵn sàng bán khí đốt sang Saudi Arabia sau khi ông khai trương nạp khí tự nhiên hóa lỏng LNG lần đầu tiên tại dự án Yamal LNG ở Bắc Cực.

Nga là nhà sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới, nhưng hầu hết xuất khẩu của họ qua đường ống dẫn hơn là LNG, một nhiên liệu siêu lạnh mà có thể được vận chuyển bằng tàu. Nga là nhà xuất khẩu LNG lớn thứ 7 thế giới.

Theo cơ quan thông tấn Interfax, Putin đã nói với Khalid al-Falih, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, người cũng tham dự lễ ra mắt tại Bắc Cực “mua khí đốt của chúng tôi và bạn sẽ tiết kiệm dầu mỏ”. “Nếu chúng ta tiếp tục thực hiện như cách chúng ta đã làm, chúng ta sẽ chuyển từ đối thủ thành đối tác. Tất cả đều hưởng lợi từ công việc chung”.

Saudi Arabia, nhà sản xuất lớn nhất trong OPEC và Nga đã làm việc cùng nhau trong một thỏa thuận giữa OPEC và các nhà sản xuất khác, để cắt giảm sản lượng dầu mỏ cho đến cuối năm 2018, nhằm hạn chế dư thừa nguồn cung dầu thô toàn cầu.

Putin và vua Salman của Saudi Arabia, người đã thăm Moscow trong tháng 10, đã đồng ý tham gia thỏa thuận đầu tư chung trị giá vài tỷ đô la Mỹ, một sự thúc đẩy kinh tế của nước Nga mà đã bị ảnh hưởng của giá dầu thấp và các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Leonid Mikhelson, được xếp hạng là doanh nhân giàu có nhất nước Nga và là người đứng đầu Novatek có 50,1% cổ phiếu tại Yamal LNG cho biết ông đã bàn luận về các dự án khí đốt với các quan chức của Saudi nhưng không đưa chi tiết.

Yamal LNG, vốn thuộc 20% sở hữu của Total, Pháp, nhằm giúp Nga tăng gấp đôi thị phần của thị trường LNG toàn cầu vào năm 2020 từ khoảng 4% hiện nay. Qatar là nhà xuất khẩu LNG lớn nhất với thị phần 30%.

Giai đoạn 1 của dự án 27 tỷ USD đã được hoàn thành trong tháng 12. Giai đoạn khác vào năm 2018 và 2019.

Dự án này cuối cùng sẽ có 4 nhà máy xử lý, với tổng công suất 17,5 triệu tấn một năm. Ba nhà máy sẽ có công suất 5,5 triệu tấn mỗi nhà nước, và một nhà máy có công suất 1 triệu tấn.

Putin cho biết tại lễ kỷ niệm đưa chuyến hàng đầu tiên lên tàu “tôi tin tưởng giai đoạn hai và ba của dự án này sẽ được hoàn thành trước kế hoạch”.

Dự án Yamal LNG có mục tiêu xuất khẩu ba lô khí đốt vào cuối năm 2017 và sẽ bắt đầu bán nhiêu liệu theo các hợp đồng dài hạn sau tháng 4/2018.

Các khoản đầu tư tại dự án Yamal LNG đã bị rủi ro, sau khi Novatek bị các lệnh trừng phạt của phương Tây về vai trò của Nga trong khủng hoảng của Ukraina. Nhưng họ đã tìm các nguồn tài chính khác.

Các ngân hàng của Trung Quốc cho vay hơn 12 tỷ USD, trong khi Nga đã cung cấp 150 tỷ rúp (2,5 tỷ USD) và 3,6 tỷ euro (4,2 tỷ USD) từ ngân hàng Sberbank và Gazprombank do nhà nước Nga kiểm soát.

Hơn 95% sản lượng từ Yamal LNG trong 20 năm tới đã được bán, chủ yếu cho khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Cho đến khi Yamal LNG được xây dựng, Nga đã có một nhà máy LNG được biết đến như Sakhalin-2, được điều hành bởi Gazprom. Shell giữ 20% thị phần tại dự án này trên đảo Sahalin ở Thái Bình Dương. Nhà máy này sản xuất gần 11 triệu tấn một năm.

Gazprom độc quyền về xuất khẩu khí đốt qua đường ống của Nga, nhưng Novatek đảm bảo quyền xuất khẩu LNG ra nước ngoài.

Novatek đang có kế hoạch cho dự án khác là Arctic LNG trên bán đảo Gydan. Ông Mikkhelson trước đó cho biết Nga có thể sản xuất hơn 70 triệu tấn LNG mỗi năm từ các khu vực Bắc Cực xa xôi.

Ngoài ra Novatek và Total, các cổ đông khác trong dự án Yanal LNG là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc CNPC với 20% cổ phiếu và Quỹ tơ lụa Trung Quốc với 9,9% cổ phiếu. 

Nguồn tin: vinanet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng dầu hôm nay 20/7: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế

Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 20/7/2022. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất hôm nay 20/7.
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 20/7
Ghi nhận vào lúc 7h00 ngày 20/7 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao ở mức ..

Có phải là quá sớm để OPEC xem xét nới lỏng cắt giảm sản lượng hơn nữa?

Cả hai chuẩn Brent và WTI đều cao hơn mốc 70 USD/thùng và có thể sớm vượt qua mốc 80 USD.
Giá dầu tiếp tục tăng tuần thứ năm liên tiếp. Giá dầu thô Brent kết thúc tuần tăng lên 76,18..

ELN tấn công các giếng dầu, Tổng thống Colombia ra lệnh ngừng hòa đàm

Nhóm nổi dậy ELN đã tiến hành hai vụ tấn công nhằm vào hệ thống đường dẫn khí đốt nối với trạm dầu mỏ lớn thứ 2 Colombia. 
Nhóm nổi dậy mang tên Quân đội giải phóng dân tộ..

Thanh Hóa: Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn chậm tiến độ

Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, đóng trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa là một trong những dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam đến thời điểm này. Tuy nhiên, do ..