Bộ trưởng Năng lượng Alexander Novak nói rằng Nga cam kết tuân thủ với OPEC, cho dù điều đó có nghĩa là việc bắt đầu các cuộc thảo luận về việc ngừng sản xuất tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 6 hoặc gia hạn cắt giảm sản lượng vào năm 2019.
“Ngay khi mục tiêu cuối cùng của thỏa thuận của chúng tôi là đạt được – đó là sự cân bằng của thị trường – chúng tôi sẽ bắt đầu xem xét việc thu hẹp dần,” Novak cho biết trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình Bloomberg tại Moscow. “Điều đó có thể bắt đầu từ quý ba và quý tư,” và các thảo luận về một chiến lược rút lui tại cuộc họp tiếp theo của nhóm vào tháng 6 không thể bác bỏ được, ông nói.
Tuy nhiên, theo bộ trưởng, nếu tình hình trên thị trường dầu mỏ đòi hỏi thỏa thuận phải mở rộng đến năm 2019 thì Nga sẽ đồng ý. “Chúng tôi sẽ hành động tùy thuộc vào tình hình hiện nay,” ông nói.
Tổng thống Vladimir Putin, người sẽ lãnh đạo nước Nga thêm sáu năm nữa sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm Chủ Nhật, đã nổi lên như một nhà môi giới quyền lực trong thị trường dầu mỏ toàn cầu sau khi ký kết một hiệp ước với với Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC cách đây hơn một năm. Các đối tác bắt đầu năm 2018 ở mức cao do thành công của họ trong việc giải quyết được nguồn cung thừa kéo dài đã đẩy dầu Brent lên trên 70 đô la.
Sự tăng vọt này đã thúc đẩy sự suy đoán cho rằng họ có thể bắt đầu thảo luận về việc giảm dần việc cắt giảm sản lượng trước khi thỏa thuận hết hạn vào cuối năm. Gần đây, dấu hiệu suy yếu của thị trường đã xuất hiện lại trong bối cảnh sản lượng đá phiến của Mỹ đang bùng nổ, đặt ra câu hỏi liệu thỏa thuận này có cần phải được mở rộng đến năm 2019 hay không.
Novak cho biết ông không lo lắng về sự tăng trưởng của dầu mỏ đá phiến sét, cũng như khả năng Mỹ có thể vượt qua Nga như nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Đúng thời điểm
Các tín hiệu từ nhà cung cấp hàng đầu của OPEC Saudi Arabia cho thấy sự không mong muốn chấm dứt sớm hiệp ước với Nga. Các nhà sản xuất sẽ duy trì cắt giảm suốt cả năm, ngay cả khi điều đó gây ra sự thiếu hụt một lượng nhỏ nguồn cung cấp, Bộ trưởng Năng lượng của Saudi Arabia Khalid Al-Falih cho biết hồi tháng trước. Theo RBC Capital Markets, quốc gia này muốn giá cao hơn để duy trì nước này trong suốt qua giai đoạn thay đổi cơ bản đối với nền kinh tế cũng như tăng cường giá trị của công ty dầu quốc doanh trước khi chào bán lần đầu ra công chúng.
Khi đúng thời điểm để kết thúc cắt giảm sản xuất, cần phải được thực hiện từng bước một, Novak nói, lặp lại ý kiến từ nhà đồng cấp Saudi Arabia hồi đầu tháng này.
Sau khi bất đồng về sức mạnh cung và cầu vào cuối năm ngoái, cả OPEC và Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA dự báo rằng việc cắt giảm sản lượng sẽ thành công trong việc loại bỏ thặng dư tồn kho dầu trong năm nay, đạt được mục tiêu đề ra của thỏa thuận. IEA cho biết thành công đó có thể là do sự sụp đổ của sản xuất Venezuela trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, thậm chí có thể khiến thị trường suy giảm vào cuối năm nay.
Các công ty dầu mỏ của Nga, bao gồm các nhà sản xuất hàng đầu là Rosneft PJSC và Lukoil PJSC, đã gia tăng lo ngại về viễn cảnh cắt giảm kéo dài. Tuy nhiên, Novak nhấn mạnh rằng không có bất đồng giữa nhà nước và ngành công nghiệp này.
“Tất nhiên chúng tôi lắng nghe quan điểm của họ,” ông nói. “Tất cả mọi thứ chúng tôi làm là một củng cố cách tiếp cận nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng.”
Nguồn: xangdau.net/Bloomberg
Trả lời