Nga-Saudi Arabia tăng sản lượng chặn dầu đá phiến Mỹ

Nga và Saudi Arabia có thể tăng sản lượng khai thác vì mối lo thiếu nguồn dầu của Iran sau khi Mỹ quyết định rút thỏa thuận hạt nhân. 

Giá dầu thô giảm hôm thứ hai sau dấu hiệu cho thấy Nga và Saudi Arabia đang có kế hoạch tăng sản lượng dầu khai thác, bù đắp nỗi lo thiếu nguồn cung trên thị trường bởi các biện pháp trừng phạt đối với Iran.

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khalid Al-Falih (trái) và Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak (phải). Ảnh: Bloomerg

Giá dầu WTI và dầu Brent lúc 6h30 sáng 29/5 giảm lần lượt 0,9% và 1,14% xuống 66,9 USD/thùng và 75,3 USD/thùng.

Theo công ty môi giới Phillip Futures có trụ sở tại Singapore, giá dầu có triệu chứng giảm sâu do các nhà đầu tư lo ngại về khả năng ba nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới là Nga, Mỹ và Saudi Arabia tăng sản lượng.

Các chuyên gia dự báo từ ngân hàng ANZ cho biết: “Giá dầu thô có xu hướng giảm sau khi các báo cáo cho thấy, Saudi Arabia và Nga đã đồng ý tăng sản lượng dầu thô trong nửa cuối năm nay theo thỏa thuận để bù đắp sự thiếu hụt ở nơi khác”.

Bộ trưởng Năng lượng Saudi, ông Khalid Al-Falih có mặt tại Diễn đàn kinh tế St Petersburg cho biết hôm 26/5 rằng, OPEC và Nga có thể cung cấp thêm dầu cho các thị trường thế giới “trong tương lai gần” để bù đắp cho sự thiếu hụt của Venezuela và các tác động của lệnh trừng phạt Mỹ đối với Iran.

“Hai năm trước, chúng tôi đã kéo nguồn cung giảm xuống. Tôi nghĩ trong tương lai gần, chúng tôi sẽ có thời gian để gia tăng nguồn cung. Có khả năng nó sẽ xảy ra trong nửa cuối năm nay.

Chúng tôi đã thảo luận tích cực (với Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak), và tôi nghĩ chúng tôi đã có sự phối hợp với nhau vì điều đó” – Bộ trưởng Al-Falih nói.

Các nhà sản xuất dầu mỏ OPEC và Nga sẽ gặp nhau tại Vienna vào ngày 22/6 tới để thảo luận về việc giảm bớt các hạn chế nguồn cung đã giúp đẩy giá dầu thế giới lên 80 USD/thùng.

Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak hôm thứ Bảy cho biết nước này đang cân nhắc tăng sản lượng lên ngưỡng hồi tháng 10/2016.

Vào thời điểm đó, giá dầu đã ở ngưỡng thấp nhất trong hơn 1 thập kỷ xuống mức 30 USD/thùng.

Ông Chetan Ahya, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Morgan Stanley cho biết: “Tốc độ tăng giá dầu gần đây đã tạo ra cuộc tranh luận giữa các nhà đầu tư về nguy cơ tạo rủi ro cho tăng trưởng toàn cầu”.

Mức tồn kho dầu trên toàn cầu đã giảm mạnh do thỏa thuận cắt giảm nguồn cung từ OPEC và Nga. Tình trạng khủng hoảng kinh tế kéo dài tại Venezuela cũng tạo ra sự thiếu hụt nguồn cung trên thị trường.

Trong bối cảnh Mỹ không ngừng tăng sản lượng dầu khai thác, các nước Nga và Saudi Arabia đã đi đến quyết định tăng sản lượng khai thác vốn có không chỉ nhằm để bù đắp sự thiếu hụt thị trường mà việc trừng phạt Iran tạo ra mà còn nhằm hạn chế mức thấp nhất khả năng hưởng lợi từ dầu đá phiến của Washington.

Nguồn tin: baodatviet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

OPEC sẽ cần phải mở rộng cắt giảm sản lượng để duy trì sự hồi phục cho giá dầu

OPEC sẽ phải mở rộng việc hạn chế sản xuất để duy trì sự phục hồi của giá dầu, do sự hồi sinh của sản lượng dầu bên ngoài nhóm có thể sẽ làm tiêu tan những nỗ lực của nhóm này để x

QNB dự đoán giá dầu trung bình khoảng 60 USD/thùng trong năm 2018

Ngân hàng Quốc gia Qatar (QNB) dự báo giá dầu trung bình khoảng 60 USD/thùng vào năm 2018. Trong phân tích hàng tuần, QNB cho biết, hôm 30/11, Tổ chức các nước xuất khẩu..

Nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam được định giá 3,2 tỷ USD

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa đã ký Quyết định số 1938/QĐ-BCT xác định giá trị Công ty TNHH một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) – đơn vị quản lý, vận h..

Petrolimex lỡ hẹn niêm yết vào tháng này?

Petrolimex dự kiến sẽ niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE vào giữa tháng sau, Reuters đưa tin. 
Ảnh minh họa. Nguồn: petrolimexsg.com.vn
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) dự kiến sẽ niêm yết cổ..