Nga tiếp tục khiến thị trường suy đoán trước cuộc họp OPEC

Mặc dù đã có những nỗ lực tốt nhất, Saudi Arabia vẫn chưa thuyết phục được Nga sẽ cam kết – ít nhất là không công khai – mở rộng thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong và ngoài OPEC cho đến cuối năm 2018, cho thấy một số bất ổn trước cuộc họp hôm thứ Năm tuần này tại Vienna.

Thương nhân đã định sẵn giá cả với viễn cảnh mở rộng chín tháng được Saudi ủng hộ như là một điều đã được thừa nhận, đặt cược rằng các nỗ lực ngoại giao dầu mỏ của ông bộ trưởng năng lượng Khalid al-Falih sẽ giành chiến thắng trong ngày.

Tuy nhiên, các tín hiệu lẫn lộn từ phía Nga, của Bộ trưởng Năng lượng Alexander Novak nói rằng ông muốn chờ đợi đến khi gần đến tháng 3 năm sau  mới đưa ra thông báo cho bất kỳ quyết định nào, có nhiều nhà phân tích đã cảnh báo về sự biến động của thị trường dầu trong tuần này, do tin tức truyền thông và tin đồn về các thỏa thuận miệng và mặc cả giao dịch.

Các nhà phân tích cùng với ngân hàng đầu tư UBS cho biết trong một báo cáo ngắn hôm thứ Sáu tuần trước, “việc Nga kéo dài thời gian đưa ra quyết định gia hạn hoặc khoảng thời gian của mình chính là điều có thể làm cho thị trường dầu lo lắng. Nếu kết quả của cuộc họp OPEC tiếp theo không đạt được như mong đợi, thì khối lượng lớn vị thế mua ròng của hợp đồng tương lai dầu có thể bị bán tháo, khiến cho giá thấp hơn và biến động cao hơn”.

Hiệp định cắt giảm này kêu gọi OPEC và 10 đối tác không thuộc OPEC, dẫn đầu bởi Nga, cắt giảm tổng cộng 1,8 triệu thùng/ngày cho đến tháng 3 nhằm giảm lượng hàng tồn kho dầu trong kho và thúc đẩy sự tái cân bằng của thị trường.

Mặc dù thị trường đã thắt chặt đáng kể trong vài tháng qua, nhưng ông vua của OPEC Saudi Arabia  vẫng đang nỗ lực tìm cách cắt giảm đến cuối năm 2018 để giữ ổn định giá cả khi vương quốc này  bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế quan trọng cũng như có thể niêm yết của công ty dầu quốc doanh Aramco .

Nhưng bất kỳ thỏa thuận nào như vậy sẽ cần phải có sự ủng hộ của Nga, nhà sản xuất lớn nhất thế giới với khoảng 12% sản lượng toàn cầu vì thị phần của OPEC đang bị giảm sút.

Novak đã nói rằng ông ủng hộ việc tiếp tục cắt giảm, nhưng đã nhiều lần từ chối nói về khoảng thời gian cắt giảm. Nhiều công ty dầu mỏ của Nga đã tỏ ra không hài lòng với thỏa thuận này, và Nga cũng cảnh giác với việc giá dầu quá cao, điều này sẽ làm đồng rúp mạnh lên và ảnh hưởng đến nền kinh tế xuất khẩu.

Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Sáu từ Bolivia với RBC TV của Nga, ông Novak nói, “Gần như mọi người nói về sự cần thiết phải mở rộng hiệp định. Về nguyên tắc, Nga cũng ủng hộ những đề xuất này. Các lựa chọn khác nhau đang được xem xét.”

Yasser Elguindi, nhà phân tích của hãng tư vấn Energy Aspects, cho biết đà tăng giá gần đây, do nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ và nguồn cung thắt chặt hơn từ các đợt cắt giảm của OPEC/ngoài OPEC, đã khiến cho một số thành viên của liên minh 24 quốc gia sản xuất dầu tạm dừng để cân nhắc xem họ nên quyết liệt như thế nào được, đặc biệt nếu tăng trưởng nhu cầu 2018 cũng sẽ mạnh mẽ tương tự.

Giá cao hơn cũng sẽ cho phép sản xuất đá phiến của Mỹ nhiều hơn, khi các công ty hedge sản lượng, mối quan tâm lớn của nhiều thành viên OPEC.

ICE Brent tương lai, giao dịch ở mức 63,56 USD/thùng trong phiên thứ Sáu tuần trước, tăng 42% so với mức thấp của năm 2017 là 44,82 USD/thùng hồi tháng 6.

“Mục tiêu không phải là để thắt chặt quá mức thị trường,” Elguindi nói. “Họ đang lo lắng về xu hướng tăng nhiều hơn xu hướng giảm. Họ đang cố gắng để cho mình sự linh hoạt và tùy chọn tối đa. Đó là lý do duy nhất cho tranh cãi lần này. Điều đó cũng không phải là họ muốn từ bỏ thỏa thuận và sản xuất nhiều như họ muốn.”

Nếu không có sự nhất trí về khoảng thời gian gia hạn kéo dài thêm 9 tháng, liên minh có thể lựa chọn một khoảng thời gian ngắn hơn, có thể là 3 tháng, quan đó đưa thỏa thuận hiện tại diễn ra đến cuộc họp tiếp theo của OPEC, dự kiến ​​vào cuối tháng 6 năm tới.

Một khả năng khác, theo các nhà quan sát OPEC, mức độ cắt giảm có thể liên quan đến các điều kiện thị trường, với Ủy ban Giám sát Liên hợp, gồm 5 nước Kuwait, Nga, Venezuela, Algeria và Oman, sẽ đưa ra những khuyến nghị cho liên minh 24 quốc gia khi nhóm họp hai tháng một lần.

Michael Cohen, một nhà phân tích của ngân hàng đầu tư Barclays, cho biết: “Tôi nghĩ rằng nguy cơ họ có thể không đáp ứng được kỳ vọng của thị trường có thể nỗ lực buộc họ thực hiện một vài biện pháp manh tính thể diện. Ai biết được liệu thị trường sẽ đi theo hướng đó với sự thay đổi giá không nhiều hay không.”

Lịch trình tại Vienna

Các Bộ trưởng sẽ bắt đầu đến Vienna đầu tuần, với các cuộc họp song phương và đa phương – một số được dự kiến, một số mới được bổ sung – sẽ được tổ chức tại các khách sạn khác nhau ở trung tâm thủ đô.

Vào thứ tư, ủy ban JMMC, do Kuwait làm chủ tịch, sẽ họp tại văn phòng thư ký OPEC, với những đánh giá sự tuân thủ thỏa thuận, xem xét các điều kiện thị trường và có thể đưa ra các khuyến nghị về tương lai của hiệp định cắt giảm để toàn bộ liên minh xem xét.

Vào thứ Năm, các bộ trưởng OPEC sẽ gặp nhau tại cuộc họp chính thức định kỳ sáu tháng một lần, với một cuộc họp mở đầu dự kiến ​​bắt đầu vào lúc 10 giờ sáng theo giờ địa phương, theo một chương trình nghị sự được đăng tải trên trang web của tổ chức này.

Các Bộ trưởng ngoài OPEC sẽ họp với các đối tác OPEC vào lúc 3 giờ chiều giờ địa phương. Một nguồn tin cho hay có thêm 20 nước khác ngoài liên minh 24 quốc gia hiện nay đã được mời tham gia cuộc họp.

Các quốc gia này bao gồm Chad, Ghana, Cameroon, Congo-Brazzaville, Niger, Mauritania, Cote d’Ivoire, Turkmenistan và Uzbekistan.

Một cuộc họp báo để thông báo bất kỳ quyết định nào và thông báo chính thức được dự trù diễn ra lúc 5 giờ chiều theo giờ địa phương, mặc dù điều đó có thể và thường là – trì hoãn nếu các cuộc đàm phán đòi hỏi nhiều thời gian hơn.

Nguồn: xangdau.net/Platts

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

10 triệu thùng một ngày có – và không có – ý nghĩa gì

Sản lượng dầu thô tại Mỹ đã vượt qua mức 10 triệu thùng mỗi ngày và sẽ sớm phá vỡ kỷ lục mọi thời đại đã thiết lập năm 1970. Sự gia tăng mạnh mẽ trong sản lượng đá phiến sét đã l

Dầu mỏ vững giá trên thị trường châu Á

Trong phiên giao dịch chiều ngày 26/12, giá dầu đi ngang trên thị trường châu Á.
Dầu mỏ vững giá. Ảnh: AFP/TTXVN
Giá dầu Brent vẫn áp sát ngưỡng cao nhất kể từ tháng 6/2015..

Giá dầu bật tăng trở lại

Phiên giao dịch chiều nay (11/5), giá dầu châu Á đã phục hồi trở lại sau khi giảm gần 10% trong hai phiên trước đó.
Giá dầu châu Á tăng trở lại do lo ngại thiếu nguồn cung khi Liên minh châu Âu (EU) đang tìm kiếm sự ủng hộ đối với lệnh cấm nh..

Hàng hóa TG tuần tới 25/11: Giá dầu và đường tăng mạnh

Tuần qua giá dầu tiếp tục tăng, dầu WTI lên mức cao nhất 2 năm rưỡi, điều này tác động đẩy giá đường tăng theo.
Năng lượng: Giá dầu tăng tuần thứ 3 li..