Ngày mai (11-3), giá xăng tăng lên hơn 30.000 đồng/lít?

Từ ngày 1-3 đến nay, giá dầu liên tiếp lập đỉnh mới do căng thẳng chính trị giữa Nga- Ukraine. Đây là nhân tố chính khiến giá xăng dầu trong nước được dự báo có thể tăng tiếp, vượt mức 30.000 đồng/lít xăng.

Giá xăng còn có thể tăng nữa

Ngày 6-3, vài phút trước khi bắt đầu phiên giao dịch, giá dầu Brent ở mức 139,13 USD và WTI lên 130,5 USD. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 7-2008.

Tính đến chiều 9-3, trên thị trường thế giới, giá dầu Brent khoảng 130 USD thùng, dầu WTI 125.9 USD/thùng (tăng khoảng 30 USD/thùng so với ngày 1-3).

Trong khi đó, Bộ Công Thương cập nhật số liệu đến ngày 8-3 cũng cho biết, tại thị trường Singapore, xăng RON 92 có giá gần 150 USD/thùng (tăng 36 USD/thùng so với ngày 1-3); Xăng 95 có giá 144.8 USD/thùng (tăng 28 USD/thùng), dầu hỏa 147,7 USD/thùng (tăng 34,5 USD/thùng); dầu Diesel 157,6 USD thùng (tăng 40 USD/thùng), mazut 700 USD/tấn (tăng 145 USD/tấn).

Với mức thuế phía hiện tại, giá xăng dầu bán lẻ tại Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 2.000 đồng/lít trong kỳ điều hành ngày 11-3, đưa giá xăng trong nước lên hơn 30.000 đồng/lít, mức giá chưa từng có trong lịch sử.

Đại diện một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu cho biết, giá xăng dầu cũng có thể tăng thêm 3.000- 4.000 đồng/lít nếu nhà điều hành không sử dụng công cụ thuế, phí, quỹ bình ổn để “hạ nhiệt” giá xăng dầu.

Theo tính toán của doanh nghiệp, giá dầu thô thế giới đã tăng từ 24-34% trong gần 10 ngày qua khiến doanh nghiệp phải gồng mình gánh lỗ.

Nguồn tin: An ninh Thủ đô

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bộ trưởng dầu mỏ Kuwait: OPEC đang không thảo luận về giá dầu

OPEC tập trung vào sự ổn định của thị trường dầu và quản lý dầu tồn kho trên toàn cầu, chứ không thảo luận về chuyện giá dầu nên ở mức nào, Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait Bakhit al-Rashidi cho biết..

Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Bỏ hay giữ?

Thời gian qua, dư luận có nhiều ý kiến trái chiều về sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG). Cụ thể, có ý kiến cho rằng nên bỏ thu Quỹ BOG vì việc thu quỹ không mang lại..

Nới khung thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu: Lợi bất cập hại

Theo đánh giá của VCCI, về dài hạn, việc nới khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu nhằm bảo đảm thu ngân sách sẽ là giải pháp lợi bất cập hại, làm giảm áp lực chuyển đổi hệ t..

Khả năng cuộc đại suy thoái (K3): Sự sụp đổ của giá dầu

Sụ sụp đổ của giá dầu có liên quan đến 2 ngòi nổ mà ĐTTC đã đề cập trong các kỳ trước. Đầu năm 2017, Trung Quốc vượt Hoa Kỳ để trở thành nước mua dầu lớn nhất trên thế giới.
Do đó..