Nguyên nhân gì dẫn đến chuỗi giảm giá dầu dài nhất trong nhiều năm?


Giá dầu dường như đã chững lại sau 7 tuần giảm liên tiếp, chuỗi giảm dài nhất trong nhiều năm. Nhưng các bước tiếp theo không rõ ràng. Trong cuộc chiến trên thị trường, mối quan tâm về sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu đang lấn át tiềm năng gián đoạn cung nghiêm trọng ở Iran. Nhiều điều có thể thay đổi vào cuối năm nay, nhưng khi mùa hè gần kết thúc, không rõ điều gì sẽ thắng.

Những lo ngại về nền kinh tế toàn cầu đã trở nên quan trọng trong những tuần gần đây. Cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn đe dọa sẽ kéo sự tăng trưởng toàn cầu đi xuống, mặc dù tin tức Mỹ và Trung Quốc sẽ bắt đầu đàm phán lại trong tuần này lần đầu tiên kể từ tháng Sáu đã có vẻ làm cho thị trường phấn chấn. Nhưng các cuộc đàm phán này sẽ được tiến hành ở cấp độ thấp hơn – người đứng đầu về phía Mỹ là một Thứ trưởng tại Bộ Tài chính, chứ không phải là Bộ trưởng Steven Mnuchin, điều này đặt ra câu hỏi về thẩm quyền để ký kết một thỏa thuận.

Quan trọng hơn, Bộ Tài chính thậm chí không phải là cơ quan dẫn đầu về thương mại. Điều đó về cơ bản làm cho việc giữ đường dây thông tin liên lạc Mỹ và Trung Quốc công khai, nhưng không chủ động tìm kiếm giải pháp theo bất kỳ cách lớn nào, ít nhất là không phải từ nơi gặp gỡ này.

Nhưng các cuộc đàm phán ít nhất là tăng khả năng, tuy ít, rằng mức thuế 200 tỷ đôla Mỹ được đề xuất đối với hàng hóa Trung Quốc sẽ không xúc tiến. Đại diện thương mại Hoa Kỳ đang giữ quy trình sáu ngày bắt đầu từ tuần này để xem xét các mức thuế đó.

Trong khi đó, cuộc khủng hoảng tiền tệ của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng lira, đã làm xuất hiện một nguồn rắc rối khác. Sự hỗn loạn lan rộng sang các thị trường mới nổi khác, kéo theo một loạt tiền tệ rớt giá.

Những đồng tiền của thị trường mới nổi suy yếu hơn đe doạ làm chậm nghiêm trọng nhu cầu – không chỉ cho dầu mỏ, mà còn cho một loạt các mặt hàng. Chỉ số hàng hóa Bloomberg đã giảm 3 phần trăm trong tháng này và hơn 9 phần trăm trong ba tháng qua. Giá dầu giảm hơn 10% kể từ tháng Năm. Tất nhiên, giá cả hàng hóa có thể được xóa bỏ, nhưng sự suy thoái cũng sẽ đúng với nền kinh tế toàn cầu.

“Các thị trường mới nổi khác đã bị ảnh hưởng, bằng chứng rõ ràng là thông qua việc đồng tiền mất giá, các nhà đầu tư đòi hỏi lợi suất cao hơn đối với khoản nợ thị trường mới nổi và nhảy vào giao dịch hoán đổi vỡ nợ tín dụng trên khoản nợ này”, ING viết. “Tuy nhiên, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ dường như không đi chệch khỏi kế hoạch chính sách tiền tệ thắt chặt hơn của mình, điều này sẽ vẫn hỗ trợ cho đồng đô la Mỹ, trong khi tăng thêm nguy cơ cho thị trường mới nổi”. Nếu Fed không ngưng hẳn thì áp lực lên các đồng tiền trên toàn thế giới sẽ tiếp tục.

Thật khó để tưởng tượng rằng một kịch bản như vậy không trực tiếp dẫn đến một sự điều chỉnh giảm đáng kể trong nhu cầu dầu toàn cầu. Xét cho cùng, dầu được định giá bằng đô la, vì vậy một đồng đô la mạnh hơn (và các đồng tiền yếu hơn ở nơi khác) có nghĩa là dầu đắt hơn rất nhiều. Điều đó đặc biệt đúng nếu giá dầu không giảm (nó dùng trong trường hợp đồng đô la và dầu giao dịch ngược chiều, nhưng mối quan hệ đó đã suy yếu gần đây).

Hiện tại, IEA vẫn giữ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu ở mức 1,4 triệu thùng/ngày cho năm 2018. Giá dầu Brent tăng 7% trong năm nay, nhưng tính bằng các đồng nội tệ, giá tăng cao hơn nhiều. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, giá dầu đắt hơn khoảng 75%, và cũng tăng tương tự ở Argentina. Tại Brazil, Nga và Nam Phi, cảm thấy dầu đắt hơn từ 20 đến 25% trong năm nay, mặc dù dầu mỏ chỉ tăng khoảng 7%, theo ING. Ở Hungary, Ấn Độ, Ba Lan, Chile, Indonesia và Philippines, dầu có giá đắt hơn từ 15 đến 20%.

Cường độ tăng giá đó chắc chắn sẽ làm cắt giảm nhu cầu. Nhưng bức tranh trở nên lộn xộn khi chính phủ các nước can thiệp vào để bảo vệ đất nước của họ khỏi sự tăng giá đó, ING nói. Tại Brazil, chính phủ đã quyết định tái điều tiết giá nhiên liệu để ngăn chặn các cuộc biểu tình tàn phá. Indonesia công bố trợ giá 4,8 tỷ USD để giữ giá không tăng. Malaysia cũng quyết định điều chỉnh giá nhiên liệu cho đến hết năm 2018. Những sự hỗ trợ giá này có thể làm giảm tín hiệu giá từ giá dầu thế giới cao hơn và các đồng tiền yếu hơn, khiến nhu cầu giảm nhiều hơn nếu không có những điều này.

Tuy nhiên, câu chuyện là xu hướng giảm cho dầu thô. Chúng ta có những điều khác nhau xảy ra cùng một lúc – nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại (kết thúc của sự tăng trưởng đồng bộ), chiến tranh thương mại Mỹ – Trung có khả năng đóng vai trò như một trở ngại lớn và đồng tiền của các thị trường mới nổi kéo nhu cầu đi xuống.

Bức tranh nguồn cung dầu vẫn thay đổi liên tục, với khả năng thiếu hụt 1 triệu thùng/ngày từ Iran dần lộ hiện. Nhưng về phía cầu của câu chuyện đột nhiên trông khá là tiêu cực.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Thị trường dầu căng thẳng theo vụ tấn công Syria

Sau khi có tuần tăng trưởng cao nhất kể từ tháng 7 năm ngoái, giá dầu hiện đã suy giảm do sự gia tăng sản xuất tại Mỹ. 
Vụ không kích tại Syria được đánh giá chỉ mang lại tá..

TT dầu TG ngày 1/6: Dầu thô Mỹ thay đổi ít sau khi giảm mạnh

  Giá dầu thô Mỹ ổn định trong hôm nay sau khi giảm sâu trong phiên trước do áp lực từ sản lượng của Mỹ cao kỷ lục và dự đoán sản lượng của OPEC tăng.
Dầu thô WTI của Mỹ tăng 2 US ce..

Goldman: Mong đợi một đợt giá lên nữa cho dầu

Sự gia tăng sản lượng dầu như dự kiến sẽ không để thị trường rơi vào tình trạng thừa cung, và trên thực tế, nếu không có thêm hành động nào nữa, thế giới có thể vẫn còn t..

Giá dầu thô Mỹ trụ đỉnh hơn 3 năm nhờ căng thẳng Trung Đông

Giá dầu thế giới diễn biến trái chiều hôm thứ Năm khi giá dầu Brent giảm nhẹ còn giá dầu thô Mỹ tiếp tục tăng và giữ mức cao nhất hơn 3 năm. 
Ảnh minh họa.
Giá dầu thô Mỹ WTI..